Vũ Quần Phương Cùng Tập Thơ Những Điều Cùng Đến Đặc Sắc

Vũ Quần Phương là một nhà thơ lớn nổi tiếng với những áng thơ ca trữ tình độc đáo. Tập thơ Những Điều Cùng Đến mang lại cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc thú vị nhất, những suy ngẫm độc đáo về cuộc sống. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau cùng đọc và cảm nhận những tác phẩm ấn tượng tiêu biểu nhé.

Đôi Nét Về Nhà Thơ Vũ Quần Phương 

– Vũ Quần Phương (1940-), tên thật là Vũ Ngọc Chúc, bút danh khác còn có Ngọc Vũ, Phương Viết, quê Nam Định.

– Là bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, Trưởng ban biên tập văn học (NXB Văn học), Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp.

– Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.


+ Tác phẩm:
– Cỏ mùa xuân (1966)
– Hoa trong cây (1977)
– Những điều cùng đến (1983)
– Vầng trăng trong xe bò (1988)
– Vết thời gian (1996)
– Quên chữ… quên câu (2000)
– Giấy mênh mông trắng (2003)
– Chỗ ấy sóng… (2008)

Tập Thơ Đặc Sắc Của Vũ Quần Phương 

Với ngòi bút tài hoa cùng một tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn, thơ ông đã chạm đến trái tim của những bạn đọc yêu thơ một cách thật nhẹ nhàng. Những bài thơ của ông luôn được bạn đọc đón nhận và tìm kiếm, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận những bài thơ trong tập Những Điều Cùng Đến đi cùng năm tháng của ông nhé!

Anh bộ đội và con búp bê

Không thể lẫn giữa Sài Gòn
là anh bộ đội
Không thể lẫn giữa các anh bộ đội
là con búp bê
Tám năm đi đánh giặc chưa về
Vào Sài Gòn bỗng nhớ con da diết.
Giữa phố xá người xe náo nhiệt
Hàng hóa sắc màu lộng lẫy cửa gương
Con búp bê bình thường
Trên ba lô con cóc
Cho tôi được chia vui với đôi chân anh bước
Cho tôi được yêu thương cùng đôi mắt anh nhìn
(Cái thành phố sa hoa đáng gịân đáng thương
Trong sạch lại dưới cái nhìn như thế)
Một ngôi sao ta bao giờ lặng lẽ
Long lanh in lên một góc trời chiều
Cây xanh biếc
Phố phường ơi, im nhé!
Im mọi tiếng bán mua, im mọi lời đắt rẻ
Nghe thanh trong bài hát mới của đời
Anh hộ đội, trên vai, con búp bê nhỏ bé
Và ngôi sao đang ở tuổi lên mười.

Các cụ chép sách trong thư viện

Các cụ già ngồi chép chữ Nho
Dáng trầm lắng trên pho sách cổ
Trông phảng phất giống hòn non bộ
Những sợi râu mờ như khói sương.
Tiếng mực mài kiên nhẫn trong nghiên
Phòng đọc rộng chìm trong lặng lẽ
Giữa luận án, phương  trình, đồ thị
Tiếng mực mài xa cũ đến thơ ngây.
Chữ chạy dài từng nét thảo như bay
Cặp kính trắng cứ tụt dần xuống mũi
Những thế kỷ đã bạc màu mọt mối
Lại trở về trong nét bút bâng khuâng.
Rũ sạch đi lớp bụi bám thời gian
Trí tuệ lớn con người tươi mới mãi
Những khát vọng từ nghìn xưa đọng lại
Đến bây giờ còn cháy mãi trên trang.
Năm quân thù đánh xuống các đê sông
Cái cuồng bạo đến tột cùng man rợ
Nhưng ở đây những tấm lòng mọi thuở
Lại sum vầy trên trang giấy yêu thương.
Các cụ ngồi như dáng núi xa xăm
Lại gần gũi như từng trang sách đọc.
Cảm ơn tuổi tiễn cháu con giết giặc
Lại trở về làm nhịp bắc xưa sau.

Cỏ trên hè phố

Tôi yêu kính những người trồng lúa
Tôi kính yêu những người trồng bông
Nhưng cảm động vô ngần
Tôi được thấy những người trồng cỏ
Trên vỉa hè thành phố
Sớm mai này tôi đi.

Bao năm rồi trên mặt vỉa hè kia
Đắt khô khốc quanh miệng hầm trú ẩn
Đất rắn lại trong hồi còi báo động
Cỏ thành niềm xa xỉ với người qua.
Chính tay tôi cũng đào trước hiên nhà
Chiếc hầm cống nóc bê tông đúc sẵn
Giữa khoảng cách của hai đầu chết sống
Thoáng một màu xanh biếc phía xa xôi
Ta chờ nhau, chỗ ghế đá ta ngồi
Cũng hầm gạch hầm kèo che mất cỏ
Chuyện ta nói là đạn bom, là lúa
Dẫu trong lòng nhớ cỏ dưới chân đi.
(Cái nỗi nhớ cỏn con làm ướt những chân mi
Ta cảm biết nhưng lòng không muốn nói)
Tôi đã sống mười hai ngày Hà Nội
Phố Khâm Thiên, những ngôi mộ trêu Chèm
Ngày đình chiến – nén hương chưa cháy hết
Trên mộ người cỏ đã tự nhiên lên
(Cái sắc cỏ sao chói lòng đến thế
Mắt ngây nhìn lòng vẫn muốn không tin)
Sớm mai này cùng với mặt trời lên
Tôi thấy cỏ được trồng vào chỗ cỏ
Cỏ xanh mướt trở về trên mặt phố
Trẻ con chơi trước cửa những căn nhà
Hạnh phúc đến nhiều khi từng bước nhỏ
Cỏ lặng thầm ca hát dưới chân ta.

Cô ca sĩ Sài Gòn hát bài hát Trường Sơn

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Bài hát viết từ rừng le, rừng khộp
Năm ấy Sài Gòn lô nhô cao ốc
Em chưa biết gì về rừng khộp, rừng le
Anh lên xe trời đổ cơn mưa
Mưa chưa ướt vai em khi ấy
Rau hết rồi, măng rừng anh hái
Hái măng rừng chưa có em đi
Trường Sơn đông gánh gạo rừng khuya
Cô gái ấy gánh đi, chứ em chưa biết gánh
Thuở cô ấy ở rừng em ngồi phòng máy lạnh
Cô gái ấy không về và em hát hôm nay.
Đêm Sài Gòn đỏ rực cờ bay
Trước sân khấu, tôi ngồi nghe em hát
Em tô đỏ môi son, em kể xanh mi mắt
Cô gái ấy ở rừng không có gương soi.
Bài hát như bàn tay còn ấm mồ hôi
Em đang vịn và đi từng hồi, từng nhịp
Những vui buồn đã xa, hôm nay em mới biết
Cô gái ấy rất hiền sẽ dắt tiếp em đi.

Đất làng năm ấy

Trên đê nhìn về làng
Cbưa bao giờ tôi nhìn quê tôi như chiều nay
Nước vỗ chấm ngọn cây
Lờ lờ mái rạ
Bốn phía trắng một màu trắng xoá
Con đê dài hóa phố chon von
Chưa bao giờ tôi hiểu hết bà con
Như hôm nay giữa lều  rạ lều rơm
Cái keo cái cột
Tình thôn xóm tự nghìn  xưa đùm bọc.
Bây giờ bên nhau.
Người làng ra cây thóc lúa bò trâu
Người dưới bãi: cả cối xay cái giã
Cái cơ nghiệp suốt một đời gắn bó
Bây giờ cùng lên đê…
Có phải chăng chính những túp lều kia
Đã đứng vậy qua bao đời trong gió
Lúc chập lại thành làng, khi dân ra thành phố
Một sức bền như đất gắn bên nhau.

Làng

Ngày thứ ba điền thanh héo lá
Ngày thứ tư cây mít úa vàng
Đêm chợp mắt nằm mơ thấy lúa
Hạt thóc dài như cái thuyền nan.
Chúng tôi về giữa nước mênh mang
Quờ sào tre tìm con đường cũ
Còn xanh được là những cây cổ thụ
Những bờ tre nghìn đời.
Chúng tôi vào từng xóm, từng thôn
Neo lại chiếc bàn trôi cho các em về học
Lặn xuống làn nước đục
Vớt lên từng cân thóc, cân ngô
Mò cái ấm, cải thau còn chưa mang đi được
Đôi lúc một chiếc xe lội nước
Vượt qua bè chúng tôi
Các anh cũng áo quần ướt sũng
Trên nóc xe gà lợn xoong nồi,
Trẻ em đã được đưa ra hết
Các anh thức cho bao đêm rồi
Mắt quầng thâm, làn da bợt nước
Thu xếp cho từng xóm, từng nhà.
Đất nước còn nhiều vất vả
Mồ  hôi nước mắt bà con ta.

Nhà hộ sinh

Tăng oa! tăng oa !
Tiếng khóc sơ sinh lúc này nghe bỗng lạ
Sức nước chạy hung hăng tàn phá
Tiếng trẻ thơ lọt lòng
Bàn đẻ kê trên một dàn gỗ bắc
Nước đang còn dâng lên
Người mẹ quặn mình nghe nước réo
Chị hộ sinh đầm nước dõi tim thai
Bàn đẻ khênh lên vai
Vịn bắc tiếp lên lả ngang sát mái.
Cái trạm xá như một cù lao nổi
Người làng ta ra đời:

Lên đường

Không có sân mít tinh
Cũng chẳng kịp liên hoan văn nghệ
Cả làng đứng trên một đê nóng vỗ
Tiễn cháu con mình đi
Nước chưa lui, công việc bộn bề
Làng tôi vẫn san người đi đánh giặc
Những đôi vai hôm qua vác lên đê hòn đất
Bây giờ vác súng ra đi.
Những người con trai nhìn quê
Chưa bao giờ thấy nhớ sức tương của mình đến thế
Cả làng đứng nghe lòng mình sóng vỗ
Vẫy theo đoàn quân đi.

Hàn khẩu

Công trường này không ranh giới ngày đêm
Một công trường thấm mồ hôi cả nước:
Đá hộc của Tràng Kênh, Lạng Giai. Lạng Nắc
Rọ thép đan từ Hà Nội. Hà Tây
Hải Phòng gửi lên đi lan cần trục
Lán dân công trải dài trên đê
Đèn chỉ huy thức suốt đêm khuya
Ý kiến nhiều không thể ghi hết được:
Có lão nông đi bộ từ huyện khác
Đến góp vào cách cứu dê xưa
Anh kỹ sư đêm ngày như mê
Cuốn sổ nhỏ ghi hàng trang chữ số
Đá hộc đổ đầy các rọ
Nặng trĩu lên sà lan.
Nắng tháng tám chang chang
Hầm hập mồ hôi trong các lều bạt hẹp
Nước ngoài sông sủi bọt
Vèo véo củi mục, bèo tây trôi.
Lũ năm nay lớn hơn hết mọi thời
Người lên đê còn lớn hơn dòng lũ
Sức nước dữ nhưng lòng dân kết tụ
Và hai đầu đê vỡ đã giao nhau.

Trở về

Nước còn ngập bụng chân
Bà con đã về dọn nhà dọn cửa.
Qua bao nhiêu nỗi nhớ
Nỗi nhớ về hòn đất gớm ghê sao
Đất ngoài vườn còn lõng bõng như ao
Việc đầu tiên là cắm cây rau  xuống
Rồi mới cọ sân, cọ nhà,
Các em học sinh cấp hai, cấp ba
Tự tay sửa lại trường, quét vôi lại lớp.
Ổ gà ấp hôm nao chạy lụt
Nay gà con xuống chuồng,
Tiếng lịch tích mỏng manh thân thuộc
Nghe có gì thấm – thía quê – hương.
Và như điều sâu thẫm yêu thương
Cứ lớn mãi trong lòng tôi từng buổi
Khi tôi ngồi đầu nồi cơm tôi xới
Cho các em tôi ăn
Những bát cơm có bạt gạo trắng ngần
Của bà con Thái Bình gửi tới
Những tấm bánh của phố phường Hà Nội
Tấm chăn, thước vải các miền xa.
Thuốc men cho người ốm người già
Đến chiếc tã cho cháu nào mới nở…
Năm đất nước nhọc nhằn vất vả
Càng mặn nồng tình nghĩa Việt Nam ta.
Làng xanh rồi, ruộng ăm ắp phù sa
Nhà dựng lại, cây trong vườn trĩu quả
Vượt lên hết mọi thiên tai địch hoạ
Xanh nghìn đời, bờ tre xanh quê ơi!

Ghi ở Triệu Phong

Cỏ lác ngập cánh đồng cao ngang thắt lưng
Các mẹ dắt cháu về đi dưới nắng
Chiêm chiếp tiếng gà con đầu gánh
Nghĩ vô chừng thương mẹ, mẹ ơi!
Trưa gió Lào, nắng đẫm mồ hôi
Tôi đã gặp bao cánh đồng như thế
Mẹ tóc bạc về các em thơ bé
Nón đội đầu trong-cỏ lút lô nhô.
Tử Vĩnh Linh các mẹ. Các em về
Chẳng cần đợi tầu xe, cứ đêm ròng cuốc bộ
Quê không còn giặc nữa
Nỗi nhớ làng trăn trở. Ở sao yên.
Không gì sâu bằng hai tiếng quê hương
Làng trụi trơ xơ xác cây vườn
Mẹ ôm dịt vào giữa lòng của mẹ
Hạt giống đầu mẹ gieo với yêu thương.
Tiếng gà con chiêm chiếp ở đầu quang
Bóng các mẹ các em đi giữa làng tàn phá
Suốt 27 năm ròng giặc giã
Phút tan thù là phút trắng hai tay.
Nhưng đất này vẫn là đất nuôi cây
Cây ra trái, cái nuôi người bền chặt.
Kia bóng mẹ giữa đồng trưa gieo hạt
Bóng mát đầu toả xuống tự đôi tay.

Giấc ngủ ở nhà mình

Hai mươi mốt năm anh mới ngủ lại nhà mình
Căn nhà gỗ nhỏ nhoi trong hẻm nhỏ
Trên tường cũ tấm hình anh còn đó
Anh là chú bé con mười bốn tuổi đầu
Hai mươi mốt năm chú bé này ở với mẹ già anh
Gương mặt chú vẫn cười, cả những khi mẹ khóc
Thế mà mái đầu anh đã chớm nhiều sợi bạc
Nước mắt mẹ cùng anh từng thức những đêm khuya
Nước mắt mẹ trong này, tóc anh bạc ngoài kia
Tôi lại nhớ những đêm anh khó ngủ
Cùng một chiếc giường tầng, tôi nghe anh trăn trở
Lại lứa tuổi chúng mình đâu có giấc hồn nhiên
Anh đã lại trở về, cái hẻm nhỏ bình yên
Mẹ không khóc, lại cười anh tóc bạc.
Căn nhà gỗ nhỏ nhoi đã ru anh ngon giấc
Mẹ nhìn anh mà thức suốt đêm thâu
Anh là chú bé con mười bốn tuổi đầu.

Gửi người về từ nơi xa nhất

Thuở bé chơi diều, diều bay với gió
Nơi anh qua gió có còn đâu
Căn nhà như xa xôi trắng màu mây thương nhớ
Có mây đâu mà nỗi nhớ tìm theo
Muốn hình dung một tia khói bếp
Khói không bay mà toả mọi chiều
Ngỡ chẳng còn gì gắn anh với đất
Thân thể anh giờ cũng chơi vơi.
Thân thể chơi vơi, nhưng cuộc đời mà đất
Lại cùng anh bay giữa những thiên hà
Nếu ví anh là thuyền thì chiếc neo gìn giữ.
Đã thả tự tim anh ròng xuống đất quê nhà
Chiếc neo ấy, có thể là bài hát ru thuở bé
Hay một tiếng thở dài của mẹ lúc đêm khuya
Cũng có thể là niềm vui, là nụ cười rạng nở
Là cái nhìn đồng đội lúc hy sinh
Là ánh mắt yêu thương một người con gái
Là sắc đỏ màu cờ, sắc lá ven đường đi
Chính lúc núi cũng không còn là nặng
Thì sức nặng dồn về một tiếng võng, một cành tre.
Anh đã trở về từ nơi xa nhất
Nơi không tính ngày đêm bằng mặt trời mọc
Nơi không tính không gian bằng trên dưới, đuôi đầu
Ngay đến nỗi nhớ quê trong lòng anh cũng khác
Xưa nhớ một làng tre, nay nhớ cả địa cầu
Tính xa cách không tính về làng A, xóm X
Tính xa cách là tính về trái đất
Trái đất như căn nhà, như địa chỉ ở phong thư.
Tự xa xăm anh quay nhìn nơi ở
Trát đất như lòng nôi bé bỏng giữa trời
Mắt có thể nhìn sông lẫn vào với núi
Nhìn rừng cây lẫn với ruộng vườn
Nhân đại lục xanh mơ lẫn đại dương xanh biếc
Nhưng hạnh phúc với khổ đau thì anh không lẫn được
Không thể lẫn nỗi tự hào với lòng mẹ thành con
Mẹ biết anh bay cao hơn thánh thần của mẹ
Mẹ kiêu hãnh vì con nhưng tim mẹ hồn chồn
Cái bồn chồn thuở xưa khi nhìn anh thơ bé
Men từ bàn sang ghế buổi đầu tiên.
Anh đã trở về nơi thương mến nhất
Cả quê hương hồi hộp chờ anh
Nếu cần hát để ru anh, các bà mẹ của chúng ta sẽ hát
Nếu reo để anh vui các em sẽ cùng reo
Nếu cầu nói dịu dàng làm anh quên mệt nhọc
Các cô gái quê ta sẽ rất dịu đàng.
Anh là đứa con xa nên mẹ thương anh nhất
Mẹ trái đất cần lao sương nắng đời đời
Giọt sữa nuôi anh đã vắt từ bầu vú khô của mẹ
Khi tên lửa xé trời mẹ vỡ đất trồng khoai
Khoai mẹ luộc phần anh đầu chõng
Qua vạn dặm đường mây càng thấy vị khoai bùi.

Kể chuyện làng

“Làng tớ ấy à…”
Các cậu kể chuyện làng thích quá!
Những rặng tre ôm vùng làng Bắc Bộ
Những đồi chè mở suốt đất Trung du
Bóng cây đa, quán nước, mái đình chùa
Nhịp cầu đá nhẵn mòn từng phiến đá
Mỗi miền làng là một pho lịch sử
Bao thăng trầm mới kể đã nghe say.
Làng tớ à! Tớ biết kể gì đây?
Cái làng bãi cửa sông, nước và bùn mặn chát
Tớ xa làng, mặn – là điều nhớ nhất.
Mặn miếng cơm, mặn cả nước pha trà
Gió mặn rồi lại nắng mặn trên da
Người sắt lại như đồng hun, đá đẽo
Tháng gió hanh lúa bạc đòng, khoai héo
Thánh gió nồm sương đọng muối trên vai.
Làng mới sinh chẳng có chuyện lâu dài
Cây đa chưa xanh, cây đề còn trẻ
Không có miếu thổ thần ông bình vôi sứt mẻ
Thổ thần còn vác đất ngoài đê.
Đây là nhưng lão nông – thuở các cụ tìm về
Đất làng tớ chỉ toàn sú vẹn
Cái gọng vó cắm lên thành mái lều, mưa giột
Lấy sắn khoai mà vượt thổ dựng làng
Cả đời người các cụ phải gian nan
Mới có được cái làng sinh ra tớ.
Làng gần biển mùa nào không bão gió
Làng các cậu hiu hiu, làng tớ tốc nhà rồi
Mái còi phải lợp dây
Tường đất thấp nhỏ nhoi
Cái nhà ở trông vào như cái tổ
Đêm khó ngủ cũng vì con sóng vỗ
Sóng vô hồi làm tớ nghĩ lan man
Đất cửa sông, dân chín họ mười làng
Có Phát Diệm, có Hưng Yên, Phủ Lý…
Cái năm đói đi hàng đàn hàng lũ
Chỗ cùng trời thành chỗ sống nuôi nhau.
Tớ xa quê cũng là mới lần đầu
Đêm thứ nhất, tớ nằm, tớ khóc
Cái làng nhỏ cửa sông, ôi mùi bùn mùi đất!
Tớ muốn về đi chăn vịt ngoài đê
Con nước lên đi kéo còi theo bè
Tờ muốn ngụp vào vị làng mặn chát!
Các bạn tớ giờ vẫn đang vác đất
Làng lấn dần ra mãi phía khơi xanh
Con đê quai mười năm đắp một lần
Mười năm đủ một lớp người khôn lớn
Lại rửa mặn, khử chua
Lại bùn lầy, gió chướng
Đê quai xong thì phù sa lại đến
Suốt đời người cứ luôn bắt đầu đi.
Đây là điều mỗi bận nghĩ về quê
Tớ lại thầy rằng mình không xa nó
Cái vị mặn của bùn lấy lắng biển
Vẫn nguyên còn trong vị mặn mồ hôi
Tớ đi xa, dẫu hết cả đời người
Thì tớ cũng đang cùng doi đất tiến.
Cái làng tớ chưa có gì thành chuyện.
Kể chuyện làng chẳng lẽ kể mồ hôi
Còn cái mặn xót da thì các cậu biết rồi
Chỉ cần nếm một lần trong vị muối.

Một chiều trung du

Buổi chiều đi lên vùng trung du
Lá cọ se se, gió trở mùa
Vườn đồi cao thấp xanh tre trúc
Trái bưởi vàng như trong chuyện xưa.
Nước bốn nghìn nắm, nôi cổ sơ
Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ
Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúa
Công chúa làm nương và dệt tơ
Nôi cũ bây giờ con cháu xây
Khói trời công nghiệp lẫn trong mây
Những đồi cọ thắm ôm thành phố
Tiếng nhạc đài vang trên lá cây.
Tôi đến trung du, thu rất trong
Sông Thao nước đỏ đến nao lòng
Bỗng nghe ngân lảnh trong chiều biếc
Một tiếng gầu va giếng đá ong…

Mùa xuân 1973

Hoa đào tươi trong bài ấm mưa rơi
Mùa xuân thứ bao nhiêu mà đời còn trẻ quá
Cành nhú lộc non tơ, đồng xanh từng chân mạ
Bức tranh chuột bao đời đám cưới vẫn chưa qua.
Bốn xung quanh vườn tược cửa nhà
Màu  xanh mát của cây, sắc nâu bền của đất
Lấp đi mọi chiến hào, san từng ô bom giặc
Bất lại dành nung gạch, trồng cây.
Và thời gian cứ vơi hết lại đầy
Mùa xuân đến tươi ròng như buổi sáng
Ôi sức ấm cuộc đời, sức bền năm tháng
Trên nhưng hố bom đào sắc cỏ nói điều chi.

Nghĩa địa hàng dương

Gió thổi dài trên những hàng dương
Sóng đập miệt mài vào vách đá
Mặt trời lặn, mặt trời lên
thu đông xuân hạ
Những nấm mộ như cát bồi
như lá
như triều khơi…
Ở đây có những ai?
Bao nhiêu cuộc đời chỉ còn nấm cỏ,
Có tấm bia chỉ là mỏm đá
Mộ năm người năm mỏm đá song song
Đất tháp cao, mộ như sóng trùng trùng
Lan ra biển lại dạt vào chân núi
Bao xương bịt lấp vùi trong cỏ rối
Gió hoang vu bào lên mặt hình hài
Ở đây có những ai?
Ông bà, mẹ cha, anh em, đồng chí
Những thế hệ nối nhau suốt một vòng thế kỷ
Một thế kỷ gian lao, lời dặn lại cuối cùng
Thành sóng đập vào bờ, thành gió vỗ hàng thông
Thành tháng năm, vang vọng mãi trong lòng.
trong trời đất.
Những người không thể chết.
Lưu Chí Hiếu hy sinh vẫn ngồi lẫm liệt
Giặc xối nước trên đầu anh khi ấy chưa dừng
Cuộc đọ sức cuối cùng ao là người thắng cuộc
Giặc tái mặt cúi đầu, đồng chí mắt rưng rưng…
Tôi đứng trước mộ anh
Một ngôi mộ thấp liền với đất
Bình dị như cỏ cây rừng quanh
Một tấm bia đồng đội vừa mới khắc:
Tên anh, năm mất năm sinh
Giữa năm mất năm sinh là một đường vạch đó
Một đường vạch, chỉ một đường vạch đó
Một cuộc đời giông bão đã đi qua.
Tôi nhìn lên cuồn cuộn trắng mây xa
Mây trên biển, biển dưới trời tít tắp
Dãy xóm một nhà dân, buổi chiều giăng khói bếp
Gió rừng reo hát, biển khơi ru
Nguyễn văn Mười
Giặc xé nát dời anh bằng những trận đòn thù
Thịt da nát, đến não cân cũng nát
Anh lẫn lộn cả ngày đêm thời khác
Ký ức tan trong sương khói sa mù
Nhưng trước mặt quân thù
Điều cần nói trăm lần anh vẫn nói
“Việt Nam, Hồ Chí Minh”
Sống tranh đấu, trên ngực anh, anh khắc
Phút cuối cùng dòng chữ ấy theo đi
Anh không rơi một tấc một ly.
Trước mộ anh hôm nay chúng tôi lại đọc
Dòng chữ thịt xương anh trăng trối lại đời.
Như gió thổi, như mặt trời vẫn mọc
Anh vẫn đi vẫn đến với từng người.
Non sông ta đã về lại ta rồi
Ngay cạnh chỗ anh nằm cờ ta bay chói lọi
Bãi biển ngoài kia tiếng còi tàu gọi
Trẻ tan trường ríu rít tiếng đùa nô.
Sóng vỡ oà trên đỉnh đá lô xô
Chị Sáu hát khi quân thù ngắm bắn
Mái tóc chị bay theo chiều gió mặn
Mái tóc xanh xanh mãi đến bao giờ.
Tên chị vang trong bài hát tuổi thơ
Tôi được hát khi tôi mười bốn tuổi
Những ước vọng cao vời bỗng trở nên gần gũi
Chúng tôi đứng dàn hàng bên mộ cúi đầu nghe.
Trên cành dương gió dừng lại thầm thì
quả dương rụng khô ròn trên đá trắng.
Những vòng hoa im lặng
Nhưng bỏ hoa nhỏ nhoi
Nấm đất xa vời góc đảo mù khơi
Thành núm ruột của lòng dân thương nhớ.
Đồng chí Lê Hồng Phong
Đã ba lần chúng giật mìn trên mộ
Hài cốt anh ôm ấp giữa lòng dân
Những xiềng xích đang biến thành sắt rỉ
Mộ anh hùng mầu gạch mới bâng khuâng…
Lá xanh dày trên núi Chúa thâm nghiêm
Có phải nơi đây, cũng một chiều đẫm nắng
Tôi dẫu có hy sinh, dân tộc tôi sẽ thắng
Gương mặt anh bình thản, ra đi.
Bốn mươi năm sóng vẫn vỗ ngoài kia
Sóng vẫn đập và niềm tin tưởng ấy
Đã thành bão, thành giông xô cuộc đời lớn dậy
Giặc kinh hoàng bước bia mộ tên anh.
Nguyễn An Ninh
Mộ ông nằm giữa những người Cộng sản
Yêu Tổ quốc lòng yêu nhũng giới hạn
Nén hương thơm tôi thấp trước mộ Người
Cây  xanh cây, trời đã lại xanh trời
Xin Người nghỉ bình yên trong đất mẹ
Đầu chúng tôi còn  xanh, tuổi chúng tôi còn trẻ
Nguyện thoả lòng mong ước của cha anh.
Những nấm mồ vô danh
Những hài cốt không bia, không mộ
Xương thịt lẫn vào đất đai cây cỏ
Tôi đứng giữa bạt ngàn gian khổ hy sinh.
Một lá cỏ dưới chân, một vệt nắng trên cành
Vô tri thế mà thiêng liêng quá đỗi
Một thế kỷ đau thương, đây là lời trăng trối
Một thế kỷ quật cường, đây thép của lòng tin
Đất nước hoá nhà tù, xương máu phải hy sinh
Ôi cái giá một ngày trong độc lập.
Đâu phải phút yếu lòng nhưng chúng tôi dở khóc
Trước cuộc đời bão giật ở từng trang.
Cỏ nghĩa trang
Cho lòng tôi được làm mầu cỏ ấy
Được bốn mùa che mưa nắng nơi đây
Được nâng niu mỗi hạnh phúc nơi này
Vui cùng trẻ niềm vui đến lớp.
Cỏ trên mộ của những người đã khuất
Đang lấp vùi xiềng xích các nhà giam.

Người chăn nói chuyện bò

Tặng anh hùng Hồ Giáo
Con trước đã chạy vù lên đồi
Con sau đủng đỉnh như thi sĩ
Ngẫm nghĩ như người “thai nghén” thơ.
Anh nựng tôi khi anh lại thét
Gậy huơ chen với giọng tâm tình
– Nhiều con tính nết “bò” ghê lắm
Mình quát vang đồng, nó lặng thinh.
Nhất ỳ là mấy con thai nghén
Nói ngọt thì đi, sẵng bỏ về
Giơ gậy lại thương cho tụi nó
Giận bò nhưng lại nghĩ còn bê.
Cái lũ bò tơ thì nghịch tính
Đống rơm đống cỏ phá tung tành
Đang ăn lại kéo nhau ra húc
Nó dữ, mình chăn lại phải lành.
Thương nhất những con mang bụng to
Nằm không muốn dậy, mắt tròn vo
Nhìn người như đợi câu ve vuốt
Làm mẹ, xem chừng cũng biết lo.
Gặp phải con nào hay bướng bỉnh
Nó ngủ mình men đến vuốt xoa
Lạt mềm buộc chặt, anh chàng khoái
Hếch mũi cho mình xâu chạc qua.
Tôi đứng nghe anh nói chuyện bò
Ngỡ nghe lòng mẹ chuyện con thơ
Tình thương trùm cả lên đồng cỏ
Cây một vùng im, nước lặng tờ.

Những điều cùng đến

1
Các nước trong veo anh rồi đề trên bàn
Em nói đến nhưng con chim mùa hạ
Chiều rộng rãi một màu xanh phố xá
Ngôi sao hôm biêng biếc như cười
Hạnh phúc bất ngờ và cũng giản đơn thôi
Em chợt đến và đời anh làm tổ
Như một kẻ lang thang bỗng tìm về xứ sở
Em nói gì về những giống chim xa
2
Đây là năm không phải dễ đi qua
Đây là ngày giặc ném bom hạn chế
Bức điện ngắn, một dòng tin đau xé
Anh bạn thơ anh đã chết rồi !
Đâu dễ khóc được bằng nước mắt
Trong im lặng chỉ nghe lòng thắt chặt
Với nơi kia, một nắm cỏ ven đồi
Hoa mùa hè bươm bướm trắng bay đôi…
Nhưng cái đích cuối cùng rồi chúng ta sẽ đến
Những mất mát dạy lòng ta thật lớn
Câu thơ Anh chưa kịp viết nên trang
Những câu thơ, mộ chí viết nên hàng
Đời sẽ đọc bằng tim, bằng máu.
3
Em nhìn anh, ánh mắt chợt xa xôi
Ngôi sao nhỏ biếc xanh giữa chiều xanh thơ thới
Bỗng thấy yêu cuộc đời này qua đỗi
Gió thổi nhiều trên nhưng ngọn cây me
Sao cuộc đời bình dị quá, đây kia
Một bà mẹ ngồi hôn con hóng mát
Một chú bé hai nắm tay dụi mắt
Một con đường có bóng lá xe đi.
4
Dẫu ngày mai cỏ che khuất chân bia
Thời gian che những mặt người chúng ta không gặp lại
Tiếng bom giội qua câu thơ tình ái
Vẫn rung lòng những đôi lứa mai  sau.
Trang báo đọc giữa phố chiều đông chật
Tin Khe Sanh in đậm ở trang đầu
Cuộc chiến đấu vẫn đang hồi quyết liệt
Cốc nước trong như niềm vui tinh khiết
Em đang cầm nhưng chưa đặt lên môi
Tiếng lũ trẻ vẫn reo hoài dưới phố
Chiều tháng Năm ve đã lại kêu rồi.

Ru con sau trận lụt

Cha ru con ngủ nhà vắng trưa nay
Mặt trời trên cao, gió trong đám lá
Sách vở trên bàn, quần áo trên dây
Lụt ngấm phù sa trên cành cây mít
Con ong trở về ngơ ngác ong bay.
Con ngủ trong tay cha bồng cha bế
Một mái nhà ta ở giữa bao nhà
Cây lúa chưa trồng, cây rau chưa tốt
Trận lụt đi qua làng như giặc đốt
Cha hát ru con xanh hỡi, xanh hời.
Con ngủ con chơi mong con chóng lớn
Đồng đất quê ta lũ lụt qua rồi
Con đê qua làng con đê đi mãi
Cha hái ru con điệu hát bao đời
Điệu hát trở che như con đê rộng
Hạt phù sa nhỏ, hạt phù sa ơi!
cha hát ru con, ru vườn ru ngõ
Đất có màu xanh nuôi làng nuôi xóm
Cha hát nuôi con khúc hát bây giờ
Vôi chát, gừng cay, giọt mồ hôi mặn
Câu hát nuôi người xanh đậm, xanh mơ
Con ngủ bình yên, hồn nhiên mà lớn
Con nhện giữa trời – kìa, nó chăng tơ…

Thấm trong di chúc

Suốt một đời Bác đã nghĩ về ta
Đến phút cuối tim Bác trào lên bút
Chữ xô dòng, lòng Bác buốt thương dân.
Ôi miền Nam không kịp nữa về thăm
Nỗi nhớ tỏa trên mọi nhà mọi ngõ,
Phút chia biệt Bác nói lời đoàn tụ
Câu dặn dò nghe ấm vị hàn huyên.
Bác đi rồi còn trao lại niềm tin
Con không khóc, nhưng cứ trào nước mắt
“… đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc”
Bác Hồ ơi! Ngày đó chẳng còn xa
Ai ngờ đâu, tháng 9 mồng 3…
Quá thương đời và lo nỗi dân đau,
Bác cố tránh nói những lời ly biệt
Mượn câu thơ để khuây lòng thương tiếc.
Ôi lòng Người đo sao hết mông mênh
Nghĩ việc gì Bác cũng nghĩ từ dân
Nói về Đảng cũng vì dân mà nói,
Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói
Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ăn,
Thắng quân thù dẫu phải mấy mươi năm
Nhưng hạt thóc rụng giữa đồng Bác tiếc.
Nguồn biển lớn uống muôn đời không hết
Vẫn kính nhường từng hạt nước trong sông.
Bác Hồ ơi! Vị muối mặn con ăn
Đã kết đậm bao tình thương của Bác,
Manh áo ấm con mặc khi trở rét
Đã dệt vào trăm mối Bác lo toan.
Phút giã từ trong ánh mắt đăm đăm
Nỗi ưu ái lại trào lên lần chót:
Hãy giữ đức cho trong, giữ lòng cho khiết
Sống kiệm cần, tương kết tương thân…
Ôi giọng Người hiền như giọng cha ông
Cứ mộc mạc mà thấm vào mãi mãi,
Con nghe Bác hiểu thêm tầm thời đại
Sáng thêm lòng nhân ái Việt Nam ta.
Trọn một đời Bác chung thủy gần xa
Trăm ơn nghĩa luôn nặng đằm bên dạ.
Lời vĩnh biệt đã thành lời cảm tạ
Giọng khiêm nhường ôm bốn bể anh em.
Thế kỷ này đâu phải đã bình yên
Trái tim lớn nặng niềm đau mặt đất.
Tình bè bạn, phút ra đi, còn nhắc
Dao cắt lòng nhưng vẫn ngập yêu tin.
Lần đầu tiên Bác nói đến niềm riêng,
Cả nước khóc nghe những lời dặn cuối.
Ôi trời rộng và núi cao vời vợi
Sông biển nào sánh được Bác thương ta!
Bữa cơm ăn vẫn quen nhút quen cà,
Lúc nhắm mắt xin dâng đừng tang chế.
Ôi tim Bác sao mà mênh mông thế!
Gương trong ngần cho muôn thuở cùng soi.
Triệu lòng người cùng cất gọi: Bác ơi!
“Muôn vàn tình thương yêu” Bác gửi lại trong lời
Chúng con đọc nghẹn ngào thấm thía
Tay Bác yếu không còn đều nét chữ
Tim Bác đập vẫn đồng bào đồng chí
Giây cuối cùng Bác vẫn gánh lo toan.
Bác Hồ ơi xin Bác cứ yên tâm!
Lời Bác dặn chúng con xin nguyện ước.
Mỗi giọt lệ thấm xuống dòng Di chúc.
Một lời nguyền vang đến suốt mai sau.

Thực mơ Đà Lạt

Những dãy phố có thể bừng dưới nắng
Có thể mờ trong lãng đãng sương bay
Tiếng rì rào ta nghe có thể là tiếng thác
Có thể là tiếng gió trên đầu cây
Có thể hạ – giữa trời trưa nắng sáng
Có thể thu – khi chiều lạnh heo may
Mây có thể bay lạc vào trong phố
Và người đi cùng với phấn thông bay
Người ta gặp bên đường có thể là cô gái
Suốt mười năm đánh giặc ở nơi này
Có thể người làm vườn áo đẫm hương mộc thảo
Có thể một bác tiều tiếng búa lẫn trong mây
Cái thành phố mờ sương, đẹp như trong cổ tích
Hạnh phúc dựng đầy tay, ta đến vẫn không ngờ
Em có thể là em suốt đời anh chẳng gặp
Bàn tay nhỏ anh cầm có thể vẫn trong mơ.

Tình yêu – Dòng sông

1
Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển
Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện
Đời sông như đời người trên sông
Đời anh quen với lũ với dông
Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy
Thuyền êm lướt khi sào va dưới đáy
Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi
2
Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi
Sông dạy anh cái cứng mềm của nước
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Con sông già có mặt nước trôi êm
Đáy sông phẳng nên sông thường thích ngủ
Anh muốn đi với dòng sông trẻ
Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em
3
Em có về với bãi cá, bãi chim
Nơi cá đẻ, nơi chim trời đến ở
Mát dưa hấu, thơm dưa hồng, dưa bở
Nơi tay người mang màu đất phù sa
Em có về nơi dông lũ đi qua
Nơi sông đẻ ra bờ xôi, bãi mật
Sóng nuôi bãi sức trăm đời, dư dật
Bãi nuôi người, người quấn quýt bên sông
4
Em yêu anh có yêu được như sông
Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng
Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác
Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông
Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông
Em có theo anh lên núi về đồng
Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến
Em có cùng lũ lụt với mưa dông
5
Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao
Anh tin em khi đứng mũi chịu sào
Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả
Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể
Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

Trước biển

Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
Em ơi em biển sâu rộng nhường kia
Ai biết được tự nơi nào biển mặn
Ơi hạt muối mang cho đời vị mặn
Tự bao giờ biển đã biết thương ta
Anh lặng im trên bãi cát như mơ
Trưa cô độc mặt trời lên chót đỉnh
Chỉ còn anh với nghìn trùng sóng đánh
Với nghìn trùng sâu lắng thương em
Chiều nay thôi khi nước thủy triều lên
Biển lại xóa dấu chân anh trên cát
Đời thay đổi những vui buồn sẽ khác
Vui buồn nào chẳng đậm lẽ thương nhau
Đến bao giờ anh được đứng cùng em
Trước biển lớn cuộc đời thương cảm ấy
Đêm gió trở mấy lần con sóng dậy
Chân trời nào đang có cánh buồm đi?
Ôi cuộc đời sâu rộng nhường kia
Sâu như biển, rộng như triều tít tắp
Vị biển mặn đến quá chừng mặn chát
Hạt muối đời hai đứa cắn chung nhau
Anh hiểu sao con sóng sớm bạc đầu
Anh hiểu sao chúng ta lại yêu nhau
Biển rộng quá, biển cần trời, cần đất
Bờ dẫu xa, bờ còn là có thật
Biển không cùng biển vẫn đỡ hơn anh
Trưa biển này anh chỉ nắm tay anh
Sóng bạc đầu biển vẫn mãi tươi xanh
Khi ta hết cuộc đời kia vẫn thế
Cái lúc ta chẳng được chờ nhau nữa
Gió vẫn vào thầm thĩ lá thông non
Dưới bãi xa con sóng vẫn bồn chồn
Vẫn chờ đợi một cái gì chưa tới
Mặt trời lên những chân trời lại mới
Những chân trời mờ ảo thuở ngày thơ…
Những cánh buồm lại rẽ sóng ra đi
Gió còn trẻ và buồm đang khao khát
Thuyền quăng lưới như đàn chim tha rác
Mặt biển bằng vui như mái nhà ta
Biết nói gì trước biển quá bao la
Trước tất cả những điều đơn giản thế
Anh đứng lặng nghe ngấm vào chất bể
Tiếng sóng dào trên một bãi dương xa…

Từ biệt sơ tán

Mai cha sẽ đưa con về phố
Đêm cuối, nhà dân sao khó ngủ.
Trăm nỗi nhớ đầy lên vô hạn vô hồi
Nhứ cái giếng sau nhà kéo nước chai tay
Lối ngõ nhỏ sớm mai, tiếng bà con ra ruộng
Nhớ mùa đông trên cánh đồng rạ trống
Nhớ mùa hè thóc chật các sân kho.
Gió chuyển mùa gió thổi dưới bờ tre
Tiếng kẽo kẹt nhiều đêm thao thức lạ.
Cây ớt cây chanh cái rơm cái rạ
Đêm nằm, năm ở dễ quên sao?
Năm tháng nhiều cay cực gian lao
Nhiều mất mát hy sinh, cũng nhiều thương mến lắm
Đồng đất nào chẳng quê hương làng xóm
Đi đến đâu cũng như trở về nhà,
Con lớn lên cùng cây mít cây na
Làng sơ tán con tập men tập trước
Mai khôn lớn bao chặng đường con vượt
Bước đi đầu, năm ấy. Ở nơi đây.
Đói ngủ mấy nghìn đêm vẫn muốn thức đêm nay
Muốn thức lại đêm nay những tháng ngày không ngủ:
Con đường xóc xe đi ngọn đèn gầm mờ tỏ.
Ôi cái thời cha muốn kể con nghe
Gánh rừng đêm chi chít sao khuya
Ước vọng cũng như sao, bầu trời mười tám tuổi
Ba nghìn đêm chiến tranh, những xúc động ngỡ lòng không nén nổi.
Mai con về, về lại phố nhà ta
Phố nát bom sẽ lại dựng nên nhà
Con sẽ học nơi nhà cao ngói mới
Khâm Thiên đấy, đôi hàng cây gió thổi
Thành phố rồi chói lọi sáng cao thêm.
Nhưng con ơi đừng quên nhé bao đêm
Người Hà Nội ra sân, quay nhìn về Hà Nội
Những đêm ấy đời người không một ai quên nổi
Cha nghĩ về dãy phố mẹ con đi
B.52 tiếng rít xé trời khuya
Những nhà máy tham ca, ngọn đèn đường vẫn sáng
Bệnh viện bị trúng bom, bệnh nhân đi sơ tán
Hà Nội tỏa trăm nơi, Hà Nội hướng về mình
Suốt mùa thu làng sơ tán mướt xanh
Suốt mùa rét con đường quê nỏ trắng
Bếp dầu hỏa cháy xanh, mái trường tranh lợp tạm
Nuôi con ăn con học nên người.
Đêm đã khuya, tiếng xay lúa ngõ ngoài
Tiếng nhẫn nại bao đời thương cảm qúa
Bát cơm xôi trên tay giữa ngày mùa vất vả
Tiếng bom rền trống thúc dọc đê sông.
Bao nhiêu cuộc tiễn đưa bao bà mẹ chờ mong
Bao nỗi nhớ nén vào im lặng
Cắn răng lại để làm nên chiến thắng
Gốc tan rồi bỗng nghe mặn trên môi.
Bia nghĩa trang thấp thoáng cỏ ven đồi
Màu khăn đỏ đi qua các em vào lớp học
Trang sách mở ngày mai khi học về đất nước
Năm tháng này cha muốn nhắc con nghe
Đêm nay cha nằm lắng tiếng còi xe
Tiếng còi dẫn đi xa,tiếng còi về Hà Nội
Những xúc động dào lên không thể nào nén nổi
Ôm con vào cha giữ giữa lòng cha.

Về thăm quê sơ tán

Con sơ tán Quốc Oai, làng ở quá chùa Thầy
Bố qua chỗ chân tu nhưng chưa vào viếng Phật
Tuần một buổi lên thăm con tất bật
Đi mờ sương, về cũng đã tan ngày
Cái đỉnh núi cao cho xoã bóng một tàn cây
Thành cái mốc bố trông những buổi chiều đạp vội
Bố qua núi mong trời đừng vội tối
Kịp bồng con, trao chiếc bánh con ăn
Thứ bẩy nào bố không kịp về thăm
Con trong núi buổi chiều mong lắm nhỉ
Cái đỉnh núi Sài Sơn những ngày hôm đạn Mỹ
Hoá thân thương cho cả bố con mình.
Chốn thâm u, cây lá hữu tình
Cõi tịch mịch của lòng tu chính quả
Bố đào hầm, đất gần chùa lắm đá
Nghĩ thương con, giấc ngủ nhói từng đêm
Gốc tan rồi trời đất lại bình yên
Con đã lớn giữa lòng dân nhân ái
Làng chân núi bữa nay về thăm lại
Cha đưa con lên vãng cảnh Sài Sơn
Chỗ xưa Phật thoát đời, giờ con ông công ơn

Viết về cây

Mùa xuân
Tôi muốn viết về cây
Cây trên núi.
trên đồng.
trên vỉa hè thành phố
Người làm chứng lặng im
Bùng cạnh mỗi cuộc đời
Cái bóng mát độ đường như quán trọ.
Mỗi vòm lá là một vùng quê nhỏ
Cây giữ riêng năm tháng của từng người.
Trưa, tuổi thơ không ngủ, chạy chơi
Tiếng ve dệt trong vòm cao lá mát,
Tối tan ca một minh về, khẽ hát
Lá thầm thì, cây chạm xuống vai
Tôi lớn lên một ôm mọi vùng trời
Vẫn tha thiết một vùng cây thơ ấu
Hoa phượng mùa hè, mùa xuân hoa sấu
Hoa sữa dâng hương đậm suốt đêm thu
Mùa đông lạnh trên cành bàng trụi lá
Đường ta đi cây lả dệt nên mùa.
Có bao giờ anh thức giữa đêm khuya
Nghe dào dạt tiếng mùa cây đổi gió
Trời đất chuyển trên đầu cây thành phố
Lại có gì xao xác tận trong ta.
Sống thường ngày đôi lúc ngỡ quên đi
Cái bóng mát che mình ngay trước cửa
Cây đứng lặng gánh một mình tâm sự
Chưa một lần hờ hưng với ai qua
Bom Mỹ rơi cây chết trước hiên nhà
Cái cành cháy hằn trong đêm sơ tán
Nhà dựng là và cây non đã lớn
Vẫn bâng khuâng vòm lá mặt xa xôi
Sau tất cả mọi vui buồn sống chết
Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người
Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống
Đang trồng gieo trên khắp nước non ta
Cây của rừng sâu, đồng rộng, vườn nhà
Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc
Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp
Người ở giữa cây, ấy ở bên người
Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời
Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.

Trên đây, pud.edu.vn đã dành tặng cho bạn những bài thơ ấn tượng đi vào lòng người của nhà thơ Vũ Quần Phương. Hy vọng với những bài thơ ngọt ngào thấm đẫm nỗi niềm của ông sẽ giúp các bạn cảm nhận được nét đặc biệt của phong cách sáng tác thơ của ông. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài thơ hấp dẫn nhé!