Từ tượng hình? Từ tượng thanh? Khái niệm, Ví dụ & Soạn bài SGK

Từ tường hình là gì? Từ tượng thanh là gì? Từ tượng hình, từ tượng thanh là hai khái niệm về từ ngữ được đề cập đến trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8. Để giúp các em hiểu hơn về khái niệm từ tượng hình và từ tượng thanh, giúp nhận biết, phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh chúng tôi sẽ lấy ví dụ minh họa cụ thể. Cùng tham khảo nhé.

Từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì?

Từ tượng hình là những từ ngữ dùng để miêu tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, hiện tượng. Ví dụ như: khệnh khạng, lẻo khẻo…

Từ tượng thanh là những từ ngữ dùng để mô phỏng âm thanh của sự vật, hiện tượng, con người. Ví dụ như: róc rách, rì rào…

Sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh mang ý nghĩa gì

Từ tượng hình và từ tượng thanh được vận dụng mang đến sự biểu cảm, sinh động cho sự diễn đạt lời văn. Sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh giúp các sự vật, sự việc, hiện tượng.. hiện ra một cách tự nhiên, chân thực và nhiều sắc thái hơn.

Các nhà văn Việt Nam, với tài năng phong phú của mình đã vận dụng sáng tạo và thành công từ tượng hình và từ tượng thanh mang đến giá trị nghệ thuật cao cho tác phẩm văn thơ.

Ví dụ về từ tượng hình và từ tượng thanh

Hiểu rõ khái niệm về từ tượng hình và từ tượng thanh giúp các em học sinh nhận biết chính xác hai loại từ ngữ miêu tả này.

Ví dụ minh họa về từ tượng hình và từ tượng thanh để hiểu rõ hơn, cụ thể hơn

Ví dụ từ tượng hình: lòe loẹt, lênh khênh, :lẻo khoẻo, xinh xắn, lênh khênh, lung linh, long lanh, …

Ví dụ về từ tượng thanh: rì rào, rì rầm, oang oang, ào ào, líu lo, rầm rầm,…

Soạn bài từ tượng hình, từ tượng thanh trong SGK Ngữ Văn 8

Soạn bài Về Từ tượng hình và từ tượng thanh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1.

Câu 1: ( trang 49 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ Tắt đèn Ngô Tất Tố)

  • Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo
  • Từ tượng thanh: soàn soạt, nham nhảm, bịch, bốp

Câu 2: ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

5 từ tượng hình gợi tả dáng đi cuả người: dặt dẹo, lả lơi, bành bạch, lật đật, lom khom.

Câu 3: ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên:

Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tiếng cười khoái chí, thỏa mãn

Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, hài hước.

Hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác

Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười tự nhiên, thoải mái.

Câu 4: ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

  • “Lắc rắc”: Mưa lắc rắc trong chiều xuân
  • “lã chã”: Nước mắt tôi rơi lã chã khi biết mình sắp phải xa gia đình
  • “lấm tấm”: Nhìn mồ hôi lấm tấm trên lưng áo cha mà tôi thấy thương biết bao.
  • “khúc khuỷu”: Đường lên Tam Đảo thật quanh co, khúc khuỷu.
  • “lập lòe”: Đom đóm lập lòe trong đêm tối
  • “tích tắc”: Tiếng đồng hồ tích tắc điểm 12 giờ trưa.
  • “lộp bộp”: Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn.
  • “lạch bạch”: Những chú vịt có dáng đi lạch bạch trông thật đáng yêu.
  • “ồm ồm”: Bác tôi có giọng nói ồm ồm.
  • “ào ào” : Cơn mưa rào mùa hạ ào ào ghé thăm làng tôi sau chuỗi ngày khô hạn.

Câu 5: ( trang 50 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Bài thơ sử dụng nhiều từ tượng thanh, từ tượng hình:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Từ tượng hình sử dụng trong bài thơ: lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo, xanh ngắt, vắng teo,

Từ tượng thanh sử dụng trong bài thơ: đưa vèo, ..

Hi vọng với những khái niệm về từ tượng hình và từ tượng thanh, ý nghĩa cách sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh sẽ giúp các em học sinh lớp 8 nhận biết chính xác đâu là từ tượng hình, đâu là từ tượng thanh, đưa ra các vị dụ minh họa cụ thể. Với soạn bài từ tượng hình và từ tượng thanh đầy đủ, chi tiết giúp các em học tốt môn ngữ văn lớp 8.