Hôn nhau lần cuối (Nguyễn Bính) – Nụ hôn cuối trước lúc chia xa

Hôn nhau lần cuối là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Nguyễn Bính. Bài thơ này được rút từ tập Nguyễn Bính thơ và đời đặc sắc. Ở đây ta cảm nhận được sự chân thật, giản dị. Cũng như bài thơ này chính là cảm xúc đau xót lúc chia tay người yêu. Đó là những giọt nước mắt của người con gái, cũng chính là những đau đớn lúc chia xa. Hãy cùng chúng tôi cảm nhận bài thơ Hôn nhau lần cuối của Nguyễn Bính nhé!

Bài thơ Hôn nhau lần cuối

Cầm tay, anh khẽ nói:
– Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi.

Rồi một, hai, ba năm,
Danh thành anh trở lại.
Với em, anh chăn tằm,
Với em, anh dệt vải.

Ta sẽ là vợ chồng.
Sẽ yêu nhau mãi mãi.
Sẽ se sợi chỉ hồng,
Sẽ hát câu ân ái.

Anh và em sẽ sống,
Trong một mái nhà tranh.
Lấy trúc thưa làm cổng,
Lấy tơ liễu làm mành.

Nghe lời anh, em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi…

Hôn nhau lần cuối (Nguyễn Bính) - Nụ hôn cuối trước lúc chia xa

Cảnh chia xa trong Hôn nhau lần cuối

Nguyễn Bính là một nhà thơ tài năng nhưng cuộc đời của ông vô cùng long đong. Ông có tới 4 đời vợ và đọc thơ ông cũng có nhiều bóng hồng xuất hiện. Đó là những mối tình thoảng qua trong cuộc đời của nhà thơ. Cũng bởi thi sĩ có một trái tim nhạy cảm hơn người và đó cũng chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ viết nên các sáng tác để đời. Và theo nhiều nghiên cứu Hôn nhau lần cuối cũng là một sáng tác như vậy.

Giọt nước mắt lúc chia xa

Có thể cảm nhận đầu tiên về Hôn nhau lần cuối chính là sự chia xót đau đớn. Đó cũng chính là một cung bậc của cảm xúc tình yêu. Sự chia tay đó có nước mắt của người con gái đau đớn đến xót thương. Nhưng cũng có cả nụ hôn chia xa.

Cầm tay, anh khẽ nói:
– Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi.

Nghe lời anh, em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi…

Viễn cảnh tương lai

Rõ ràng trong bài thơ này có lời hẹn ước ngày về. Là ngày anh thành danh và anh sẽ trở lại với em. Là tình yêu vẫn mãi lâu bền Và chúng ta sẽ sống một cuộc sống êm ấm bên nhau. Tuy nhiên ở đây có một điểm mâu thuẫn tức là sao anh thành danh nhưng lại phải sống cuộc sống túp lều tranh? Phải chăng đó cũng chỉ là mộng ước không thành. Lần chia ly này đúng là khó có cơ hội gặp lại.

Rồi một, hai, ba năm,
Danh thành anh trở lại.
Với em, anh chăn tằm,
Với em, anh dệt vải.

Ta sẽ là vợ chồng.
Sẽ yêu nhau mãi mãi.
Sẽ se sợi chỉ hồng,
Sẽ hát câu ân ái.

Anh và em sẽ sống,
Trong một mái nhà tranh.
Lấy trúc thưa làm cổng,
Lấy tơ liễu làm mành.

Điều này cũng đúng với mạch cảm xúc của đoạn cuối. Bởi ở những câu thơ cuối cùng điều hiện lên vẫn là những giọt nước mắt của người con gái. Đó chính là nước mắt ở khoảnh khắc chia xa nhưng cũng chính là nước mắt khi nghĩ về tương lai của chính mình. Ở đây ta tìm được một chất thơ rất riêng khác với các bài thơ tình của các tác giả khác. Đó cũng chính là phong cách thơ của Nguyễn Bính.
Bài thơ Hôn nhau lần cuối diễn tả một thứ cảm xúc đau đớn lúc chia xa ngậm ngùi. Rõ ràng lần chia xa này có hẹn ngày gặp lại tuy nhiên nó cũng quá đỗi mong manh. Bởi câu yêu đã nói nhưng mộng ước khó thành. Để cảm nhận được sâu sắc hơn ngôn từ của bài thơ. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài hát cùng tên. Bởi bài thơ này đã được nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhé!