Hoàng Trung Thông Cùng Những Tác Phẩm Dịch Đặc Sắc Phần 1
Hoàng Trung Thông là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông đóng góp một phần không nhỏ cho nền Văn học nước nhà. Ông còn được biết đến là một nhà thơ sở hữu một kho tàng thơ ấn tượng. Những bài thơ của ông mang tính thời sự kèm theo đó là những cảm xúc, nỗi niềm của ông làm cho thơ ông trở nên gần gũi với quý độc giả
Ngoài những bài thơ nổi tiếng làm nên tên tuổi của ông thì ông còn là tác giả của rất nhiều bài thơ dịch của những nhà thơ lớn trên thế giới. Không phải ca ngợi nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng ông thật đa tài, thông hiểu ngôn ngữ mới có thể làm được điều mà người khác tưởng chừng không thể làm được
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau khám phá những bài thơ dịch của ông để cảm nhận sự tài hoa của Hoàng Trung Thông nhé!
I. Đôi Nét Về Nhà Thơ Hoàng Trung Thông
– Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993) còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm, quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam).
– Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu uỷ Liên khu IV, tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Nghệ An, uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương; Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).
+ Tác phẩm:
Tiểu luận phê bình:
– Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961)
– Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)
+ Thơ:
– Quê hương chiến đấu (1955)
– Đường chúng ta đi (1960)
– Những cánh buồm (1964)
– Đầu sóng (1968)
– Trong gió lửa (1971)
– Như đi trong mơ (1977)
– Chiến công tuổi thơ (1983)
+ Các tác phẩm do Hoàng Trung Thông dịch:
Puskin (Nga)
– Nàng công chúa thiên nga
– Ông lão đánh cá và con cá vàng
– Người tù Kavkaz
– Đoàn người Di Gan
– Thơ Liên Xô (Nhiều người dịch)
Maiakovski (Nga)
– Quay trái
– Nhật lệnh số 1 của đoàn quân nghệ thuật
– Lê Nin (trích trường ca)
– Cáo biệt
– Nói chuyện với Lê Nin
– Bài thơ hay nhất
– Tờ hộ chiếu Liên Xô
– Chuyện người Ku zơ nét và xây dựng Ku zơ nét
– Bọn phá hoại và tụi giết người
– Những người loạn họp
– Những thằng nịnh hót
– Bọn đặt điều nói nhảm
– Làm thơ như thế nào (dịch cùng Lê Đạt)
Konstantin Simonov (Nga)
– Mùa đông năm 70
Thơ Triệu Cơ Thiên (Triều Tiên)
– Triều Tiên chiến đấu
Thơ Đức
– Thơ Heine (dịch cùng Tế Hanh)
Thơ Trung Quốc
– Thơ và từ Mao Chủ tịch (dịch cùng Nam Trân)
– Vương Quý và Lý Hương Hương (thơ của Lý Quí)
– Về Diên An (Nhiều tác giả)
– Thơ Lỗ Tấn (1 bài)
Thơ Hunggari
– Thơ Petophi (17 bài)
Thơ Ba Lan
– Thơ Adam Mickievich (6 bài)
– Thơ Wladislawz Bronievski (5 bài)
Thơ Châu Phi
– Những nhà thơ da đen (8 bài)
Thơ chữ Hán Việt Nam
– Thơ Cao Bá Quát
Thơ Pháp
– Louis Aragon (2 bài)
– Eugène Pottier (2 bài)
– Louis Michel (1 bài)
– Jean Baptiste Clément (1 bài)
– Victor Hugo (1 bài)
II. Những Bài Thơ Dịch Đặc Sắc Của Ông
Hoàng Trung Thông được mọi người biết đến là một nhà thơ thiên tài với khả năng sáng tác được nhiều người ngưỡng mộ. Thơ ông mang những nét đặc sắc riêng chỉ mình ông mới có. Thơ của ông vẹn nguyên giá trị đến ngày nay. Bên cạnh đó ông có một bộ sưu tập những bài thơ dịch của nhiều nhà thơ lớn trên thế giới
Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau cảm nhận ngòi bút tài hoa của ông nhé!
Bà Tvacđôpxka Pani Twardowska
Jedzą, piją, lulki palą,
Tańce, hulanka, swawola;
Ledwie karczmy nie rozwalą,
Cha cha, chi chi, hejza, hola!
Twardowski siadł w końcu stoła,
Podparł się w boki jak basza;
Hulaj dusza! hulaj! woła,
Smiészy, tumani, przestrasza.
Zołniérzowi, co grał zucha,
Wszystkich łaje i potrąca;
Swisnął szablą koło ucha,
Już z żołniérza masz zająca.
Na patrona s trybunału,
Co milczkiem wypróżniał rondel,
Zadzwonił kieską pomału,
S patrona robi się kondel.
Szewcu w nos wyciął trzy sczutki,
Do łba przymknął trzy rureczki,
Cmoknał, cmok, i gdańskiéj wódki,
Wytoczył ze łba półbeczki.
Wtém gdy wódkę pił s kielicha,
Kielich zaświstał, zazgrzytał;
Patrzy na dno, co u licha?
Po coś tu kumie zawitał?
Djablik to był w wódce na dnie,
Istny Niemiec, stuczka kusa,
Skłonił się gościom układnie,
Zdjął kapelusz i dał susa.
S kielicha aż na podłogę
Pada, rośnie na dwa łokcie,
Nos jak haczyk, kurzą nogę,
I krogulcze ma paznokcie.
A Twardowski? witam bracie
To mówiąc bieży obsesem:
Cóż to, czyliż mię nie znacie?
Jestem Mefistofelesem.
Wszak ze mnąś na łyséj górze
Robił o duszę zapisy;
Cyrograf na byczéj skórze
Podpisałeś ty, i bisy.
Miały słuchać twego rymu;
Ty, jak dwa lata przebiegą,
Miałeś pojechać do Rzymu,
By cię tam porwać jak swego.
Już i siedém lat uciekło,
Cyrograf nadal nie służy;
Ty czarami dręcząc piekło,
Ani myślisz o podróży.
Ale zemsta choć leniwa,
Nagnała cię w nasze sieci;
Ta karczma Rzym się nazywa,
Kładę areszt na waszeci.”
Twardowski ku drzwióm się kwapił[1],
Na takie dictum acerbum[2],
Djabeł za kuntusz[3] ułapił,
“A gdzie jest nobile verbum[4]?”
Co tu począć, kusa rada,
Przyjdzie już nałożyć głową.
Twardowski na koncept[5] wpada,
I zadaje trudność nową.
Patrz w kontrakt Mefistofilu,
Tam warunki takie stoją:
Po latach tylu a tylu,
Gdy przyjdziesz brać duszę moją,
Będę miał prawo trzy razy
Zaprządz ciebie do roboty,
A ty najtwardsze rozkazy,
Musisz spełnić co do joty.
Patrz oto jest karczmy godło,
Koń malowany na płótnie;
Ja chcę mu wskoczyć na siodło,
A koń niech s kopyta utnie.
Skręć mi przytém biczyk z piasku,
Zebym miał czém konia chłostać,
I wymuruj gmach w tym lasku,
Bym miał gdzie na popas zostać.
Gmach będzie z ziarnek orzecha,
Wysoki pod szczyt Krępaku,
Z bród żydowskich ma bydź strzecha
Pobita nasieniem z maku.
Patrz oto na miarę cwieczek,
Cal gruby, długi trzy cale,
W każde z makowych ziareczek
Wbij mnie takie trzy bratnale.
Mefistofil duchem skoczy,
Konia czyści, karmi, poi,
Potem bicz z piasku utoczy,
I już w gotowości stoi.
Twardowski dosiadł biegusa,
Probuje podskoków, zwrotów;
Stępa, galopuje, kłusa,
Patrzy, aż i gmach już gotów.
No wygrałeś Panie bisie
Lecz druga rzecz nieskończona,
Trzeba skąpać się w téj misie,
A to jest woda święcona.
Diabeł kurczy się, i krztusi
Aż zimny pot na nim bije;
Lecz pan każe, sługa musi,
Skąpał się biedak po szyję.
Wyleciał potem jak z procy,
Otrząsł się, dbrum, parsknął raźnie.
— Teraz jużeś w naszéj mocy,
Najgorętsząm odbył łaźnię. —
— Jeszcze jedno, będzie kwita,
Zaraz pęknie moc czartowska;
Patrzaj oto jest kobiéta,
Moja żoneczka Twardowska.
Ja na rok u Belzebuba
Przyjmę za ciebie mieszkanie.
Niech przez ten rok moja luba
S tobą, jak z mężem zostanie.
Przysiąż jéj miłość, szacunek,
I posłuszeństwo bez granic;
Złamiesz choć jeden warunek,
Już cała ugoda za nic.
Djabeł do niego pół ucha,
Pół oka zwrócił do samki,
Niby patrzy, niby słucha,
Tymczasem już blisko klamki.
Gdy mu Twardowski dokucza,
Od drzwi, od okien odpycha,
Czmychnąwszy dziurką od klucza,
Dotąd, jak czmycha tak czmycha
Bản Dịch
Đang hút, đang ăn, đang nhậu nhẹt
Đang nhảy triền miên trong yến tiệc
Quán ăn bỗng chốc lộn tùng phèo
Tiếng kêu, tiếng cười, tiếng hò hét
Lão già Tvacđôp đứng đầu bàn
Chống tay như tướng, giọng oang oang:
Vui đi, lão nói, vui đi nữa!
Nào cười! Nào lo! Nào hoang mang!
Bên tai cậu lính anh hùng rơm
Đang lấn xô người quanh chỗ đó
Lão già Tvacđôp rít gươm lên
Cậu lính biến ngay thành chú thỏ
Bên tai quan trạng ngồi câm miệng
Uống rượu vừa hâm dốc cạn chén
Lão ta lắc mạnh túi tiền kêu
Quan trạng biến ngay thành chú khuyển
Cầm ba cái ống, búng ba cái
Đặt trên đầu bác thợ khâu giày
Đầu bác tuôn ra nửa thùng rượu
Toàn là rượu mạnh tỉnh Đăngdi
Bỗng nhiên ngụm rượu ực vừa xong
Chiếc cốc rít, chao, và rên rỉ
Lão nhìn đáy cốc: “À con quỷ!
Ông bạn, làm gì trong ấy, ông?
Con quỷ lắc lư dưới đáy cốc
(Từ đầu đến chân một gã Đức!)
Nó nhìn khách khứa, lễ phép chào
Rồi múa tay chân mà nhảy nhót
Từ trong đáy cốc nhảy ngay ra
Nó lớn cao dần đến một thước
Mũi thì mũi quặp, chân, chân gà
Móng vuốt diều hâu đến nhọn sắc
– Chú em Tvacđôp! chào chú em!
Tối nay, chả ngờ gặp anh nhỉ?
Nó đến ôm lão: – Ủa! Mày quên
Tao là Mêphixtôphêlet?
Nhớ chăng mày đã bán linh hồn
Cho tao theo hợp đồng Núi Trọc
Mày và chúng quỷ đều ký tên
Trên tờ hợp đồng da bò tót
Hai năm chúng tớ phục tùng mày
Mày cũng hai năm đã đến ngày
Phải đi sang tận thành La Mã
Sẵn sàng tất cả đưa mày đi
Bảy năm cứ thế bảy năm trôi
Tờ hợp đồng nay đã cũ rồi
Mày vẫn ngang nhiên phù với phép
Chuyện đi nào có thấy tăm hơi
Phải báo thù thôi dẫu quá ngày
Bây giờ mày đã nằm trong tay
Quán ăn còn đặt quán La Mã
Nhân danh quỷ sứ, tao bắt mày
Quỷ đọc dictum acerbum
Lão già Tvacđôp nhoài ra cửa
Con quỷ đã giằng áo lão ta:
– Mày định nuốt trôi lời hứa hở?
Làm gì? Không thể chần chừ lâu
Nhất định hôm nay phải nộp đầu
Lão già Tvacđôp vụt nhanh trí
Nghĩ ra một ý, nói lên mau:
– Ngài Mêphixtô, cứ đọc lại
Trong bản hợp đồng có khoản cuối
Đã ghi đến khoảng bao nhiêu năm
Khi ngài đến kiếm hồn tôi đấy
Tôi được đề ra ba nhiệm vụ
Bắt ngài nhất định phải hoàn thành
Ngài phải vâng lời, không lưỡng lự
Dù là mệnh lệnh gì khó khăn
Thì kìa, cái biển quán hàng kia
Có con ngựa vẽ trên tấm vải
Tôi muốn lập tức nhảy lên yên
Cho nó chở tôi phi nước đại
Rồi ngài lấy cát bện thành roi
Cho tôi điều khiển con ngựa tôi
Rừng kia, ngài dựng toà lầu nữa
Tôi ngồi ăn uống và nghỉ ngơi
Lầu phải xây bằng nhân hồ đào
Mà phải cao hơn ngọn Kacpat
Lấy râu Do Thái lợp mái lầu
Đóng đinh bằng hạt hoa anh túc
Đây chiếc đinh này làm mẫu mực
Bề dày một tấc, bề dài ba
Làm sao mỗi hạt hoa anh túc
Ba cái đinh này phải đóng qua
Mêphixtô nhảy cẫng mừng vui
Buộc băng chăm sóc cho con ngựa
Rồi nó lấy cát bện thành roi
Tất thảy mọi điều làm đủ cả
Lão già Tvacđôp nhảy lên ngựa
Quất nó lồng lên quay bốn vó
Bước một! Nước kiệu! rồi phi nhanh
Trước mặt, lâu đài đã dựng đó
– Thôi được, thầy Quỷ, ngài thắng rồi!
Nhưng mới làm xong nửa việc thôi
Bây giờ đến lượt ngài phải tắm
Bơi ngay trong nước thánh cho tôi
Con quỷ vặn, nhăn, giọng thều thào
Khắp người lạnh toát mồ hôi đổ
Nhưng mà chủ nói: phải vâng lời
Và nó nhào vô tắm đến cổ
Nó nhảy liền ra như đá lao
Khịt mũi, hắt hơi và vui vẻ:
Bây giờ mày đã thuộc quyền tao
Gớm, chả bao giờ tắm bẩn thế!
– Còn việc này nữa là xong thôi
(Con quỷ tội nghiệp đến chết mất!)
Nhìn đây: bà vợ quý của tôi
Giới thiệu với ngài bà Tvacđôp
Tôi sẽ thay ngài đúng một năm
Tới ở với quỷ Benzêbut
Ngài đến nhà tôi mà ở ăn
Thay tôi làm chồng bà Tvacđôp
Phải thề kính trọng và thương yêu
Và phải vâng lời bà tuyệt đối
Dù chỉ sai thất lấy một điều
Thì bản hợp đồng thành giấy loại
Con quỷ chỉ còn nghe nửa tai
Nửa mắt quay nhìn mụ Tvacđôp
Giả vờ lắng nghe, vờ ngắm coi
Thì kia hắn nhoài ra cửa tếch
Nhưng lão Tvacđôp chặn đường nó
Ngăn hết cửa to và cửa nhỏ
Chui qua lỗ khoá, quỷ chuồn ra
Rồi chạy cắm đầu và cắm cổCon cá nhỏ Rybkka
Od dworu, spod lasa, z wioski,
Smutna wybiega dziewica,
Rozpuściła na wiatr włoski
I łzami skropiła lica.
Przybiega na koniec łączki,
Gdzie w jezioro wpada rzeka;
Załamuje białe rączki
I tak żałośnie narzeka:
“O wy, co mieszkacie w wodzie,
Siostry moje, Świtezianki,
Słuchajcie w ciężkiej przygodzie
Głosu zdradzonej kochanki.
“Kochałam pana tak szczerze,
On mię przysięgał zaślubić,
Dziś księżnę za żonę bierze,
Krysię ubogą chce zgubić.
“Niechże sobie żyją młodzi,
Niech się z nią obłudnik pieści,
Niech tylko tu nie przychodzi
Urągać się z mych boleści.
“Dla opuszczonej kochanki
Cóż pozostało na świecie?
Przyjmijcie mię, Świtezianki!
Lecz moje dziecię… ach, dziecię!”
To mówiąc rzewnie zapłacze,
Rączkami oczy zasłoni
I z brzegu do wody skacze,
I w bystrej nurza się toni.
Wtem z lasu, gdzie się dwór bieli,
Tysiączne świecą kagańce,
Zjeżdżają goście weseli,
Muzyka, hałas i tańce.
Lecz mimo tego hałasu
Płacz dziecięcia słychać w lesie,
Wierny sługa wyszedł z lasu
I dziecię na ręku niesie.
Ku wodzie obraca kroki,
Gdzie łoza, gęsto spleciona,
Wzdłuż wykręconej zatoki
Okryła rzeki ramiona.
Tam staje w ciemnym zakątku,
Płacze i woła: “Niestety!
Ach, któż da piersi dzieciątku?
Ach! gdzie ty, Krysiu, ach, gdzie ty?”
“Tu jestem, w rzece u spodu –
Cichy mu głos odpowiada –
Tutaj drżę cała od chłodu,
A żwir mnie oczki wyjada.
“Przez żwir, przez ostre kamuszki
Fale mnie gwałtowne niosą,
Pokarm mój koralki, muszki,
A zapijam zimną rosą”.
Lecz sługa, jak na początku,
Tak wszystko woła: “Niestety!
Ach, któż da piersi dzieciątku?
Ach, gdzie ty, Krysiu, ach, gdzie ty?”
Wtem się cóś z lekka potrąci
Śród kryształowej przezroczy,
Woda się z lekka zamąci,
Rybka nad wodę podskoczy;
I jak skałka płaskim bokiem
Gdy z lekkich rąk chłopca pierzchnie,
Tak nasza rybka podskokiem
Mokre całuje powierzchnie.
Złotymi plamki nadobna,
Kraśne ma po bokach piórka,
Główka jak naparstek drobna,
Oczko drobne jak paciórka.
Wtem rybią łuskę odwinie,
Spójrzy dziewicy oczyma,
Z głowy jasny włos wypłynie,
Szyjka cieniuchna się wzdyma.
Na licach różana krasa,
Piersi jak jabłuszka mleczne,
Rybią ma płetwę do pasa;
Płynie pod chrusty nadrzeczne.
I dziecię bierze do ręki,
U łona białego tuli,
“Luli – woła – mój maleńki,
Luli, mój maleńki, luli”.
Gdy dziecię płakać przestało,
Zawiesza kosz na gałęzi
I znowu ściska swe ciało,
I główkę nadobną zwęzi.
Znowu ją łuski powleką,
Od boków wyskoczą skrzelki,
Plusła, i tylko nad rzeką
Kipiące pękły bąbelki.
Tak co wieczora, co ranka,
Gdy sługa stanie w zakątku,
Wraz wypływa Świtezianka,
Źeby dać piersi dzieciątku.
Za cóż jednego wieczora
Nikt nie przychodzi na smugi?
Już zwykła przemija pora;
Nie widać z dziecięciem sługi.
Nie może on przyjść tą stroną,
Musi zaczekać troszeczkę,
Bo właśnie teraz pan z żoną
Poszli przechadzką nad rzeczkę.
Wrócił się, czekał z daleka,
Za gęstym usiadłszy krzakiem;
Lecz próżno czeka i czeka,
Nikt nie powracał tym szlakiem.
Wstaje i dłoń w trąbkę zwinął,
I patrzył przez palców szparę,
Ale i dzień już przeminął,
I mroki padają szare.
Czekał długo po zachodzie,
A gdy noc gwiazdy zapala,
Zbliża się z lekka ku wodzie
I śledzi oczyma z dala.
Przebóg! cudy, czy moc piekła!
Uderza go widok nowy.
Gdzie pierwej rzeczułka ciekła,
Tam suchy piasek i rowy.
Na brzegach porozrucana
Wala się odzież bez ładu,
Ani pani, ani pana
Nie widać nigdzie ni śladu.
Tylko z zatoki połową
Sterczał wielki głazu kawał
I dziwną kształtu budową
Dwa ludzkie ciała udawał.
Zdumiewa się wierny sługa,
Rozpierzchłych myśli nie złowił;
Przeszła godzina i druga,
Nim wreszcie słówko przemówił.
“Krysiu, o Krysiu!” – zawoła;
Echo mu “Krysiu” odpowie;
Lecz próżno patrzy dokoła,
Nikt nie pokazał się w rowie.
Patrzy na rów i na głazy,
Otrze pot na licu zbladłem,
I kiwnie głową trzy razy,
Jakby chciał mówić: już zgadłem.
Dzieciątko na ręce bierze,
Śmieje się dzikim uśmiechem,
I odmawiając pacierze
Wraca do domu z pośpiechem
Bản Dịch
Từ ngôi hoàng cung, ven rừng cây rậm
Như điên cuồng, một thiếu phụ chạy ra
Mái tóc nàng phất phơ trước gió
Trên mặt nàng nước mắt như mưa
Nàng chạy đến phía tận cùng đồng cỏ
Nơi dòng sông chảy đổ ra hồ
Nàng tuyệt vọng, vặn cánh tay trắng trẻo
Miệng nguyện cầu than thở nhỏ to:
– Hỡi các chị nơi sóng cuộn xanh trong
Dưới hồ nước Sơvitez xứ sở
Các chị tiên ơi, hãy nghe chuyện đau buồn
Nghe tiếng nói một người tình phụ
Em chân thành mến yêu vương tử
Người hứa ngày kia sẽ cưới em về
Nhưng lại lấy một công nương làm vợ
Bỏ rơi em và đã đẩy em đi
Cặp xuân xanh kia cứ chung sống bên nhau hạnh phúc
Kẻ bạc tình cứ âu yếm nàng thêm
Nhưng đừng đến chốn này theo đuổi
Để nhạo cười điều khổ nhục của em
Có còn gì, có còn gì ở thế gian này nữa
Cho một người yêu đã bị phụ tình?
Hỡi các tiên nữ Sơvitez, hãy đón em xuống nước
Nhưng con em? đứa trẻ vừa sinh?
Nàng than vãn, buồn rầu, sướt mướt
Che mắt nhìn sau những ngón tay
Từ trên bến vụt lao mình xuống nước
Rồi theo xoáy nước cuốn chìm ngay
Từ trong rừng ngôi hoàng cung trắng xoá
Chập chờn nghìn ánh đuốc sáng chưng
Các tân khách vào ra hể hả
Tiếng cười reo đêm yến tiệc tưng bừng
Nhưng giữa tiếng cười vui ầm ĩ
Nghe vang lên tiếng khóc trẻ thơ
Người lão bộc ôm trong lòng em bé
Từ khu rừng vội vã đi ra
Lão đi đến bờ sông, lau sậy
Đang dệt thành tấm lưới ở đây
Nơi đổ đến một vùng khúc khuỷu
Sông chảy về như uốn cánh tay
Lão dừng lại một góc rừng tăm tối
Khóc nghẹn ngào rồi bỗng kêu to:
Ôi đứa trẻ rồi ai cho bú?
Kryxi ơi, bà ở đâu bà?
– Tôi ở đây – một tiếng êm đáp lại
Tôi ở từ dưới đáy sông đây
Tôi rét quá cả người run rẩy
Đá sỏi đang gặm hết mặt mày
Giữa cát sỏi, giữa những hòn đá nhọn
Tôi cuốn theo sóng dữ đẩy đưa
Tôi uống toàn hạt sương giá đọng
Tôi ăn toàn sâu bọ, san hô
Người lão bộc đứng nguyên như cũ
Cứ khóc hoài rồi lại kêu to:
Ôi đứa trẻ rồi ai cho bú?
Kryxi ơi, bà ở đâu bà?
Cái gì bỗng nhẹ nhàng động đậy
Giữa bao nhiêu lớp sóng thuỷ tinh
Mặt gương trong gợn lên, xạm lại
Con cá con trên mặt nước tung mình
Như hòn sỏi từ trong tay chú bé
Đứng trên bờ đang vụt ném thia lia
Con cá cũng theo đường đi lướt nhẹ
Chéo thia lia trên mặt nước vào kia
Nó đẹp quá với lằn da vàng óng
Với những đường đỏ thắm bên hông
Đầu con cá như nhẫn khâu bé nhỏ
Mắt ngời lên như hạt ngọc xanh trong
Vẩy cá bỗng tự nhiên lột xuống
Mắt nhìn như cô gái đang nhìn
Sóng tóc hung từ trên đầu rủ lượn
Cổ tròn đầy, con mắt ánh lên
Kìa đôi vú trắng như hai quả táo
Khuôn mặt xinh tô thắm sắc hồng
Nhưng vẩy còn giữ từ hông trở xuống
Nàng bơi vào đến sát bờ sông
Đỡ con nhỏ trên tay, nàng ôm chặt
Con vào lòng, sát ngực trắng tươi
Ngủ con nhé! – tiếng ru êm dìu dặt
Ngủ đi con, nàng nói, ngủ con ơi!
Khi đứa bé nằm im, nàng lấy mắc
Chiếc nôi con trên một cành cây
Tấm thân nàng cứ thu dần trở lại
Cái đầu xinh cũng nhỏ theo ngay
Và vẩy cá mọc lên mình như cũ
Hai cái vây cũng mọc hai bên
Nàng lặn xuống, dòng sông hé mở
Nhìn chỉ còn bong bóng nổi lên
Người lão bộ cứ trở ra chỗ đó
Mỗi buổi chiều tà, mỗi buổi bình minh
Nàng tiên nữ Sơvitez lại nổi lên mặt nước
Và bơi vô cho bú con mình
Nhưng một chiều nàng rình đợi mãi
Chẳng có ai trên đồng cỏ hiện ra
Không có cụ già và đứa bé
Giờ hẹn hò thường lệ đã trôi qua
Lão không thể theo con đường quen cũ
Mà phải đợi chờ một lúc sau
Trên bờ sông, đức vua và hoàng hậu
Đúng chỗ này đang dạo bước cùng nhau
Vội lùi chân từ xa đứng ngó
Lão nấp sau một dãy bờ rào
Lão đợi hoài, ngó rồi ngó mãi
Trên đường đi không thấy họ quay vào
Lão đứng dậy, lấy bàn tay che mắt
Rồi lại nhìn khép chặt ngón tay
Ngày đã tàn, ánh chiều đà xám ngắt
Bóng của hoàng hôn đã phủ đầy
Lão đứng đợi mặc dầu nắng tắt
Ánh sao đêm đã hiện cả ra
Lão rón rén bước gần từng bước
Trong sương mù đứng ngó xa xa
Ôi trời hỡi! phép lạ gì kỳ quái
Mắt của mình ai làm bị thương đây?
Ở nơi ấy xưa dòng sông vẫn chảy
Giờ chỉ còn hang, còn có cát đầy
Những quần áo, trên bờ sông, bỏ đó
Trông ngổn ngang bừa bãi trước sau
Còn hai người đã cùng nhau đi dạo
Nhìn khắp nơi còn dấu vết gì đâu
Chỉ trên bãi cát bồi, trong bùn đất
Một mỏm đá khổng lồ như một chứng nhân
Còn đứng thẳng, theo dáng hình kỳ quặc
Giống như hình hai kẻ tình nhân
Người lão bộc kinh hoàng quá đỗi
Đầu óc như xáo trộn lên rồi
Một giờ qua, một giờ khác tới
Mà vẫn chưa nói được nên lời
Kryxi, Kryxi ơi! cuối cùng lão gọi
Kryxi! Chỉ tiếng vang lạnh lẽo trả lời
Lão ngó quanh nhưng nào có thấy
Từ hang sâu chẳng hiện bóng người
Lão ngó xuống hang sâu, nhìn lên mỏm đá
Lau vệt mồ hôi trên trán nhợt xanh
Lão gật đầu như trong giấc mộng
Đã đoán ra được chút ngọn ngành
Bế em bé lên tay, lão cười ngây ngất
Cười dị kỳ như mất trí khôn
Cười dã man rồi nguyện cầu lâu mãi
Lão chạy ù về tới nhà luônLãng mạn Romantyczność
Słuchaj, dzieweczko!
– Ona nie słucha –
To dzień biały! to miasteczko!
Przy tobie nie ma żywego ducha.
Co tam wkoło siebie chwytasz?
Kogo wołasz, z kim się witasz?
– Ona nie słucha. –
To jak martwa opoka
Nie zwróci w stronę oka,
To strzela wkoło oczyma,
To się łzami zaleje;
Coś niby chwyta, coś niby trzyma;
Rozpłacze się i zaśmieje.
“Tyżeś to w nocy? to ty, Jasieńku!
Ach! i po śmierci kocha!
Tutaj, tutaj, pomaleńku,
Czasem usłyszy macocha!
Niech sobie słyszy, już nie ma ciebie!
Już po twoim pogrzebie!
Ty już umarłeś? Ach! ja się boję!
Czego się boję mego Jasieńka?
Ach, to on! lica twoje, oczki twoje!
Twoja biała sukienka!
I sam ty biały jak chusta,
Zimny, jakie zimne dłonie!
Tutaj połóż, tu na łonie,
Przyciśnij mnie, do ust usta!
Ach, jak tam zimno musi być w grobie!
Umarłeś! tak, dwa lata!
Weź mię, ja umrę przy tobie,
Nie lubię świata.
Źle mnie w złych ludzi tłumie,
Płaczę, a oni szydzą;
Mówię, nikt nie rozumie;
Widzę, oni nie widzą!
Śród dnia przyjdź kiedy… To może we śnie?
Nie, nie… trzymam ciebie w ręku.
Gdzie znikasz, gdzie, mój Jasieńku!
Jeszcze wcześnie, jeszcze wcześnie!
Mój Boże! kur się odzywa,
Zorza błyska w okienku.
Gdzie znikłeś? ach! stój, Jasieńku!
Ja nieszczęśliwa”.
Tak się dziewczyna z kochankiem pieści,
Bieży za nim, krzyczy, pada;
Na ten upadek, na głos boleści
Skupia się ludzi gromada.
“Mówcie pacierze! – krzyczy prostota –
Tu jego dusza być musi.
Jasio być musi przy swej Karusi,
On ją kochał za żywota!”
I ja to słyszę, i ja tak wierzę,
Płaczę i mówię pacierze.
“Słuchaj, dzieweczko!” – krzyknie śród zgiełku
Starzec, i na lud zawoła:
“Ufajcie memu oku i szkiełku,
Nic tu nie widzę dokoła.
Duchy karczemnej tworem gawiedzi,
W głupstwa wywarzone kuźni.
Dziewczyna duby smalone bredzi,
A gmin rozumowi bluźni”.
“Dziewczyna czuje, – odpowiadam skromnie –
A gawiedź wierzy głęboko;
Czucie i wiara silniej mówi do mnie
Niż mędrca szkiełko i oko.
Martwe znasz prawdy, nieznane dla ludu,
Widzisz świat w proszku, w każdej gwiazd iskierce.
Nie znasz prawd żywych, nie obaczysz cudu!
Miej serce i patrzaj w serce!”
Bản Dịch
Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, thiếu nữ
Nàng không hề nghe thấy tiếng tôi
Trời sáng bạch rồi, ở đây thành phố
Bên nàng kia, nào có ai ngồi
Nói tôi nghe bóng hình chi nàng đang theo đuổi
Mà nàng gọi kêu mà nàng chào hỏi?
Nàng không hề nghe thấy tiếng tôi
Khi im lìm như pho tượng đá
Trong mắt nàng không động ánh con ngươi
Khi đôi mắt lạc về xa thẳm
Dưới hàng mi những giọt châu rơi
Người ta bảo nàng đang theo đuổi
Một bóng hình cuối cùng nàng với tới
Nàng khóc nức lên rồi khẽ mỉm cuời
Có phải anh trong đêm em đã thấy
Có phải anh. Jean, người bạn của em?
Ừ có phải sau khi đã chết
Cũng vẫn còn yêu mãi yêu thêm?
Hãy đến đây bước chân đi rón rén
Kẻo dì em nghe thấy lại phiền
Cứ để cho mụ ta nghe thấy tất
Anh còn đâu nữa ở dương gian
Thân anh đã nằm sâu dưới đất
Ôi sợ quá chừng, anh chết thật rồi chăng?
Jean của tôi, sao tôi lại sợ Jean
Đúng Jean đấy tôi đà nhận biết
Đôi mắt anh và bao nhiêu hình nét
Đây áo quần trắng toát của anh
Như vải liệm trên mình, anh trắng nhợt
Đôi bàn tay giá ngắt như băng
Đặt lên đây, hãy đặt lên trước ngực
Môi kề môi ôm chặt lấy em, anh!
Ở dưới mồ chắc là lạnh lắm
Anh chết rồi, vâng, đã hai năm
Đưa em đi em sẽ chết bên anh
Cõi trần này em không còn thiết nữa
Em cảm thấy bao nhiêu đau khổ
Em khóc than, họ nhạo cười em
Em nói gì, họ cũng không thể hiểu
Em thấy gì, họ cũng thấy như đêm
Anh hãy đến giữa ban ngày một lần, hay nữa
Đến từ trong giấc ngủ của em đây
Không, không, em phải được nắm trong tay
Jean của em ơi, anh biến về đâu mất
Khi trời đêm vừa hé ánh ban ngày
Ôi trời hỡi tiếng gà đã gáy
Ánh bình minh đã lọt qua song
Có lẽ nào anh đà biến mất
Bỏ mình em đau khổ lạnh lùng
Người thiếu nữ than van tha thiết
Như thế này bên cạnh người yêu
Nàng kêu gọi nàng theo hình bóng ấy
Nàng chạy, kia, nàng đã ngã nhào
Trước tai nạn, đám người hiếu sự
Xúm xít cùng nhau quây cả vào
Cất tiếng nói những người chân thực
Bảo vì nàng hãy đọc lời kinh
Linh hồn nàng đã trung thành theo đuổi
Với bóng hình vùi dưới đá xanh
Nàng Charlot bên chàng Jean tha thiết
Như chàng xưa còn sống đã yêu mình
Tôi nghe chuyện và tôi tin tất cả
Nước mắt trào rơi, tôi nguyện cầu
Từ đám đông bỗng nhiên tiếng thét
Đã cất lên át tiếng ồn ào:
– Này nghe đây, hãy nghe đây, cô gái
Một ông già cất giọng gọi to
Xông lên trước đám người ông giảng giải
Hãy nghe ta, hãy cứ tin ta
Mắt ta tỏ mà kính ta cũng sáng
Ta đã nhìn mà chẳng thấy gì qua
Cô con gái kể ra đủ thứ
Hồn ma là những chuyện bịa ra
Cho những chốn chợ phiên, tiệm rượu
Sự ngu si đúc thành chuyện vẩn vơ
Nếu tai nghe điều nhảm nhí hồ đồ
Dân chúng phải tấn công vì lẽ phải
Tôi khiêm tốn cất lời đáp lại:
Thiếu nữ đây tình cảm chứa chan
Mà câu chuyện có niềm tin sâu sắc
Niềm tin sâu và cảm tình chân thực
Còn nghìn lần hùng biện cả hơn
Kính và mắt của nhà bác học
Ngài biết nhiều chân lý chết khô
Mà dân chúng không cần hiểu biết
Ngài thấy cả thế gian trong hạt bụi gió đưa
Trong ánh sáng của vì sao nhỏ
Nhưng ngài không thể nào biết rõ
Những quy luật của chân lý sâu xa
Không sự kỳ lạ nào ngài có thể thấy qua
Vì phải nhìn bằng trái tim mình
Nhìn tận đáy những trái tim mới thấyNhịp điệu và ngọn lửa Fogo e ritmo
Sons de grilhetas nas estradas
cantos de pássaros
sob a verdura úmida das florestas
frescura na sinfonia adocicada
dos coqueirais
fogo
fogo no capim
fogo sobre o quente das chapas do Cayatte.
Caminhos largos
cheios de gente cheios de gente
em êxodo de toda a parte
caminhos largos para os horizontes fechados
mas caminhos
caminhos abertos por cima
da impossibilidade dos braços.
Fogueiras
dança
tamtam
ritmo
Ritmo na luz
ritmo na cor
ritmo no movimento
ritmo nas gretas sangrentas dos pés descalços
ritmo nas unhas descarnadas
Mas ritmo
ritmo.
Ó vozes dolorosas de África!
Bản Dịch
Tiếng xiềng sát trên đường loảng xoảng
Trong bóng biếc rừng cây
Tiếng líu lo chim hót
Hoà nhịp cùng cây cọ lung lay
Ngọn lửa
Ngọn lửa trong cổ đại cao bằng người
Ngọn lửa trên mái nhà gianh bé thấp
Con đường dài tít tắp
Hàng vạn
Hàng vạn
người đi
Từ các nơi quân lính dồn về
Trên đường dài tít tắp
Con đường đi tới chốn mịt mù khơi
Những con người hai cánh tay gầy guộc rã rời
Càng lâu càng đông mãi
Trên đường dài tít tắp mù khơi
Ngọn lửa
Trống rền và nhảy múa
Những nhịp điệu của ánh sáng và sắc màu
Những nhịp điệu của hành động và trống rền
Những nhịp điệu của bước bàn chân rách nát
Những nhịp điệu của máu rơi thấm cát
Nhịp điệu khắp nơi – nhịp điệu muôn đời
Những nhịp điệu của chân phù chảy máuBông hoa nhỏ Цветок
Цветок засохший, безуханный,
Забытый в книге вижу я;
И вот уже мечтою странной
Душа наполнилась моя:
Где цвёл? когда? какой весною?
И долго ль цвёл? И сорван кем,
Чужой, знакомой ли рукою?
И положен сюда зачем?
На память нежного ль свиданья,
Или разлуки роковой,
Иль одинокого гулянья
В тиши полей, в тени лесной?
И жив ли тот, и та жива ли?
И нынче где их уголок?
Или уже они увяли,
Как сей неведомый цветок?
Bản Dịch
Tôi bỗng thấy một bông hoa khô úa
Quên trong trang sách, đã bay hương
Từ đó lòng tôi bao chan chứa
Tràn ngập niềm mơ ước lạ thường:
Hoa nở nơi nao? Xuân nào vậy?
Nở có lâu không? Ai hái đi?
Một bàn tay lạ hay quen đấy?
Hoa đặt vào đây có chuyện gì?
Hoa kỷ niệm ngày vui xum họp?
Hay một chiều bất hạnh chia ly?
Hay buổi dạo chơi lang thang cô độc?
Dưới bóng rừng cây, đồng nội im lì?
Chắc chàng còn sống? Nàng sống chứ?
Không biết bây giờ họ nơi nao?
Hay cả hai người cùng tàn rũ?
Như bông hoa bí ẩn ngày nào?
Trên đây chúng tôi đã dành tặng bạn những bài thơ bản dịch do Hoàng Trung Thông sáng tác. Mời các bạn đón xem phần 2 vào một ngày không xa . Hy vọng quý độc giả sẽ hài lòng với bài viết này của chúng tôi. Uct.edu.vn luôn cập nhật liên tục những bài viết hấp dẫn hằng ngày. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi để theo dõi những bài viết hay nhé! Thân Ái!
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu