Victor Hugo – Cây bút văn thơ vĩ đại của thế giới P1

Victor Hugo là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của nước Pháp và thế giới. Những tác phẩm thơ, văn của ông mang giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn. Những triết lý thơ văn của ông đã có công phản ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử của đất nước.
Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác, ông đã viết nên 45 tác phẩm, trong đó có những cuốn được cả thế giới ngưỡng mộ…

Tập thơ: Những khúc hát đường phố và núi rừng (1866)

Chiều, mùa gieo giống Saison des semailles, le soir

Saison des semailles, le soir
C’est le moment crépusculaire.
J’admire, assis sous un portail,
Ce reste de jour dont s’éclaire
La dernière heure du travail.
Dans les terres, de nuit baignées,
Je contemple, ému, les haillons
D’un vieillard qui jette à poignées
La moisson future aux sillons.
Sa haute silhouette noire
Domine les profonds labours.
On sent à quel point il doit croire
A la fuite utile des jours.
Il marche dans la plaine immense,
Va, vient, lance la graine au loin,
Rouvre sa main, et recommence,
Et je médite, obscur témoin,
Pendant que, déployant ses voiles,
L’ombre, où se mêle une rumeur,
Semble élargir jusqu’aux étoiles
Le geste auguste du semeur.
Hoàng hôn đang xuống đó
Tựa cửa, ta ngắm trông
Ngày tàn còn soi tỏ
Giờ cuối buổi làm đồng
Bóng đêm đầm mặt ruộng
Tơi tả áo quần giây
Cụ già vung nắm giống
Mùa sau xuống luống cày
Dáng người cao đen sẫm
Vời vợi trên đồng sâu
Hẳn lòng người tin lắm
Tháng ngày kia đến đâu
Người bước, đồng mênh mông
Tới lui, tung hạt giống
Nắm mở bàn tay ông
Ta lặng nhìn, mơ mộng
Trong màn đêm lan rộng
Nghe lẫn tiếng rì rào
Cánh tay người gieo giống
Như vươn tới trời sao

Gửi Rôxita À Rosita

À Rosita
Tu ne veux pas aimer, méchante ?
Le printemps en est triste, vois ;
Entends-tu ce que l’oiseau chante
Dans la sombre douceur des bois ?
Sans l’amour rien ne reste d’Ève ;
L’amour, c’est la seule beauté ;
Le ciel, bleu quand l’astre s’y lève,
Est tout noir, le soleil ôté.
Tu deviendras laide toi-même
Si tu n’as pas plus de raison.
L’oiseau chante qu’il faut qu’on aime,
Et ne sait pas d’autre chanson.
Em không muốn yêu ư, em độc ác?
Mùa xuân đang buồn vì chuyện ấy, em xem!
Em có nghe điều con chim đang hót
Trong sự lắng im buồn bã các khu rừng?
Không tình yêu, không có gì của Evơ còn lại nữa
Tình yêu là sắc đẹp duy nhất trên đời
Không trung xanh khi vầng dương mọc dậy
Và thẫm đen khi cất mất mặt trời
Em sẽ tự mình làm xấu đi
Nếu không biết chọn đường cư xử
Con chim hót nhắc mọi người hãy yêu
Và không biết hót điệu gì khác nữa…

Lũ trẻ tóc vàng hoe Les enfants lisent, troupe blonde

Les enfants lisent, troupe blonde
Les enfants lisent, troupe blonde;
Ils épellent, je les entends;
Et le maître d’école gronde
Dans la lumière du printemps.
J’aperçois l’école entrouverte;
Et je rôde au bord des marais;
Toute la grande saison verte
Frissonne au loin dans les forêts.
Tout rit, tout chante; c’est la fête
De l’infini que nous voyons;
La beauté des fleurs semble faite
Avec la candeur des rayons.
J’épelle aussi moi; je me penche
Sur l’immense livre joyeux;
Ô champs, quel vers que la pervenche!
Quelle strophe que l’aigle, ô cieux!
Mais, mystère! rien n’est sans tache.
Rien! – Qui peut dire par quels noeuds
La végétation rattache
Le lys chaste au chardon hargneux?
Tandis que là-bas siffle un merle,
La sarcelle, des roseaux plats,
Sort, ayant au bec une perle;
Cette perle agonise, hélas!
C’est le poisson qui, tout à l’heure,
Poursuivait l’aragne, courant
Sur sa bleue et vague demeure,
Sinistre monde transparent.
Un coup de fusil dans la haie,
Abois d’un chien; c’est le chasseur.
Et, pensif, je sens une plaie
Parmi toute cette douceur.
Et, sous l’herbe pressant la fange,
Triste passant de ce beau lieu,
Je songe au mal, énigme étrange,
Faute d’orthographe de Dieu.
Lũ trẻ tóc vàng hoe
Tập đánh vần ấp úng
Trong nắng xuân tôi nghe
Giọng thầy đang quở mắng
Cánh cổng trường hé mở
Tôi dạo bước quanh đầm
Cây đang mùa xanh lá
Rừng xa đang thì thầm
Cõi Vô cùng mở hội
Đầy tiếng hát, tiếng cười
Hoa đẹp như được kết
Bằng trắng trong nắng trời
Trang đời vui bát ngát
Tôi cũng tập đánh vần
Hoa đồng tràn thi tứ
Chim trời dệt đoạn văn
Chẳng có gì toàn bích
Nào ai biết vì đâu
Huệ thơm và gai sắc
Vẫn mọc cài vào nhau
Khi dưới xa, sáo hót
Từ đám sậy bên sông
Sắc ngọc nào loáng bạc
Quẫy trên mỏ chú mòng
Đấy chính con cá nhỏ
Vừa săn mồi kiếm ăn
Giữa mờ xanh làn nước
Nơi tai ương trong ngần
Tiếng súng vang, chó sủa
Lại có người đi săn
Trong không gian yên ả
Lòng tôi nhói vết thương
Tôi buồn phiền nghĩ suy
Điều xấu xa, kỳ lạ
Trang đời đẹp nhường kia
Trời chép sai chính tả

Tặng Jan À Jeanne

À Jeanne
Ces lieux sont purs; tu les complètes.
Ce bois, loin des sentiers battus,
Semble avoir fait des violettes,
Jeanne, avec toutes tes vertus.
L’aurore ressemble à ton âge;
Jeanne, il existe sous les cieux
On ne sait quel doux voisinage
Des bons coeurs avec les beaux lieux.
Tout ce vallon est une fête
Qui t’offre son humble bonheur;
C’est un nimbe autour de ta tête;
C’est un éden en ton honneur.
Tout ce qui t’approche désire
Se faire regarder par toi,
Sachant que ta chanson, ton rire,
Et ton front, sont de bonne foi.
Ô Jeanne, ta douceur est telle
Qu’en errant dans ces bois bénis,
Elle fait dresser devant elle
Les petites têtes des nids.
Có Jan, chốn ấy thêm trong sạch
Và cánh rừng, xa khuất nẻo đường mòn
Đang nở rộ những chùm hoa tím ngát
Hương toả thơm từ vẻ đẹp tâm hồn
Bình minh như tuổi em toả sáng
Em mến yêu, ôi gần gũi dịu hiền
Cảnh sắc đẹp và tấm lòng mở rộng
Khắp phương trời liệu có chốn nào hơn!
Nương đồi này đang tưng bừng mở hội
Dâng tặng em cả hạnh phúc khiêm nhường
Với một vầng hào quang sáng chói
Cùng cõi tiên đang náo nức đón mừng
Ai gần gũi đều mong em nhìn tới
Đều nhận ra từ tiếng hát của em
Từ vầng trán và nụ cười rộng mở
Tất cả đều chan chứa yêu tin
Em yêu mến, vẻ dịu hiền kiều diễm
Đang toả lan tô đẹp những cánh rừng
Cả những chú chim non chưa rời tổ
Cũng rướn đầu mê mải ngóng trông

Tập thơ: Năm khủng khiếp L’année terrible (1872)

Mạnh hơn nam nhi Viro major

Viro major
Ayant vu le massacre immense, le combat
Le peuple sur sa croix, Paris sur son grabat,
La pitié formidable était dans tes paroles.
Tu faisais ce que font les grandes âmes folles
Et, lasse de lutter, de rêver de souffrir,
Tu disais: “j’ai tué!” car tu voulais mourir.
Tu mentais contre toi, terrible et surhumaine.
Judith la sombre juive, Aria la romaine
Eussent battu des mains pendant que tu parlais.
Tu disais aux greniers: “J’ai brûlé les palais!”
Tu glorifiait ceux qu’on écrase et qu’on foule.
Tu criais: “J’ai tué! Qu’on me tue! – Et la foule
Ecoutait cette femme altière s’accuser.
Tu semblais envoyer au sépulcre un baiser;
Ton oeil fixe pesait sur les juges livides;
Et tu songeais pareille aux graves Euménides.
La pâle mort était debout derrière toi.
Toute la vaste salle était pleine d’effroi.
Car le peuple saignant hait la guerre civile.
Dehors on entendait la rumeur de la ville.
Cette femme écoutait la vie aux bruits confus
D’en haut, dans l’attitude austère du refus.
Elle n’avait pas l’air de comprendre autre chose
Qu’un pilori dressé pour une apothéose;
Et, trouvant l’affront noble et le supplice beau
Sinistre, elle hatait le pas vers le tombeau
Les juges murmuraient: “Qu’elle meure! C’est juste
Elle est infâme – A moins qu’elle ne soit Auguste”
Disait leur conscience. Et les jugent, pensifs
Devant oui, devant non, comme entre deux récifs
Hésitaient, regardant la sévère coupable.
Et ceux qui, comme moi, te savent incapable
De tout ce qui n’est pas héroisme et vertu,
Qui savent que si l’on te disait : ” D’ou viens tu ? ”
Tu répondrais: “Je viens de la nuit ou l’on souffre;
Oui, je sors du devoir dont vous faites un gouffre!
Ceux qui savent tes vers mystérieux et doux,
Tes jours, tes nuits, tes soins, tes pleurs donnés à tous,
Ton oubli de toi-même à secourir les autres,
Ta parole semblable aux flammes des apôtres;
Ceux qui savent le toit sans feu, sans air, sans pain
Le lit de sangle avec la table de sapin
Ta bonté, ta fierté de femme populaire.
L’âpre attendrissement qui dors sous ta colère
Ton long regard de haine à tous les inhumains
Et les pieds des enfants réchauffés dans tes mains;
Ceux-la, femme, devant ta majesté farouche
Méditaient, et malgré l’amer pli de ta bouche
Malgré le maudisseur qui, s’acharnant sur toi
Te jetai tout les cris indignés de la loi
Malgré ta voix fatale et haute qui t’accuse
Voyaient resplendir l’ange à travers la méduse.
Tu fus haute, et semblas étrange en ces débats;
Car, chétifs comme tous les vivants d’ici-bas,
Rien ne les trouble plus que deux âmes mêlées
Que le divin chaos des choses étoilées
Aperçu tout au fond d’un grand coeur inclément
Et qu’un rayonnement vu dans un flamboiement.
Nàng đã thấy cuộc thảm sát khổng lồ, thấy chiến tranh
Thấy nhân dân thống khổ và Paris đổ vỡ tan tành
Lời nàng tha thiết mối tình thương vĩ dại
Nàng đã hành động như những tâm hồn thanh cao điên dại
Đã chán chường chém giết, ước mơ và rên xiết
Nàng đã nói: “Ta đã giết!” bởi vì nàng muốn chết
Nàng tự dối mình, ôi khủng khiếp phi thường
Nàng Judith lầm lì, người Do Thái, và nàng Aria, người La Mã kiên cường
Nghe nàng nói sẽ phải vỗ tay khâm phục
Nàng bảo người nghèo: “Ta đã đốt lâu đài”
Nàng ngợi ca những ai bị cuộc đời giẫm nát
Nàng thét lên: “Ta đã giết, nay giết ta đi” Và đám đông
Nghe người phụ nữ tự kết tội, hiên ngang
Nàng đắm đuối nhìn ngôi nhà mồ trước mặt
Nàng trừng mắt nhìn những quan toà xám ngắt
Và như thiên thần Euménides nàng đăm chiêu
Bóng Thần Chết nhợt nhạt đứng đằng sau
Cả gian phòng thênh thang đầy khủng khiếp
Vì nhân dân đẫm máu, đã chán ghét cuộc tương tàn
Từ bên ngoài, vẳng lại tiếng huyên náo của cuộc đời dội tới
Mà từ trên cao nàng khăng khăng từ chối
Nàng như chẳng muốn thấy gì
Ngoài cực hình đưa lên đài vinh quang tráng lệ
Thấy sỉ nhục là thanh cao, tội hình là đẹp đẽ
Và đau thương, nàng bước vội đến bên mồ
Bọn quan toà nói nhỏ: “Nó phải chết, đó là công lý
Một con mụ xấu xa!” Nhưng lương tâm họ thì thầm:
“Hay ít ra một tâm hồn cao cả!” Họ suy nghĩ:
Có tội hay không có tội – Họ đứng giữa hai con đường hiểm hóc
Do dự nhìn tội nhân nghiêm khắc
Những ai, như tôi, biết nàng không thể
Làm gì khác những việc anh hùng và đạo lý
Những ai biết, nếu Thượng đế hỏi nàng: “Người từ đâu tới?”
Nàng sẽ đáp: “Tôi đến từ đêm tối đau thương
Từ nhiệm vụ mà Chúa tạo thành vực thẳm”
Những ai biết những vần thơ êm đềm và bí ẩn
Những ngày, đêm, những giọt lệ, những ân cần
Đức hi sinh để cứu vớt nhân dân
Lời nàng nói như lửa cháy, của người truyền đạo
Những ai biết căn nhà không lửa ấm, tối tăm không cơm cháo
Tấm giường da, và chiếc bàn nhỏ gỗ thông
Biết lòng nàng nhân hậu và niềm tự hào đơn giản
Con mắt nhìn căm giận kẻ bất lương
Và bàn chân trẻ nhỏ trong đôi tay ấm tình thương
Những người ấy, nàng hỡi, trước nàng, oai nghiêm ác liệt
Phải trầm ngâm, mặc nét nhăn bên môi chua chát
Mặc kẻ thoá mạ hung hăng doạ nạt
Mặc những lời phẫn nộ của luật pháp hét hò
Mặc lời nàng tự buộc tội, cất cao và tàn nhẫn
Thấy, dưới con quỷ xấu xa, thiên thần rực rỡ

Một thiếu phụ đã kể chuyện này Une femme m’a dit ceci

Une femme m’a dit ceci
Une femme m’a dit ceci: ─ J’ai pris la fuite.
Ma fille que j’avais au sein, toute petite,
Criait, et j’avais peur qu’on n’entendît sa voix.
Figurez-vous, c’était un enfant de deux mois;
Elle n’avait pas plus de force qu’une mouche.
Mes baisers essayaient de lui fermer la bouche,
Elle criait toujours; hélas! elle râlait.
Elle voulait téter, je n’avais plus de lait.
Toute une nuit s’était de la sorte écoulée.
Je me cachais derrière une porte d’allée,
Je pleurais, je voyais les chassepots briller.
On cherchait mon mari qu’on voulût fusiller.
Tout à coup, le matin, sous cette horrible porte,
L’enfant ne cria plus. Monsieur, elle était morte.
Je la touchai; monsieur, elle était froide. Alors,
Cela m’était égal qu’on me tuât; dehors,
Au hasard, j’emportai ma fille, j’étais folle,
J’ai couru, des passants m’adressaient la parole,
Mais je me suis enfuie, et, je ne sais plus où,
J’ai creusé de mes mains dans la campagne un trou,
Au pied d’un arbre, au coin d’un enclos solitaire;
Et j’ai couché mon ange endormi dans la terre;
L’enfant qu’on allaita, c’est dur de l’enterrer.
Et le père était là qui se mit à pleurer.
Một thiếu phụ đã kể chuyện này: – Em chạy nạn
Cùng cháu gái sơ sinh luôn miệng khóc gào
Em sợ xung quanh vì em mà mang hận
Cháu hai tháng tuổi biết làm sao?
Cháu đâu khoẻ hơn một con ruồi nhỏ
Em hôn cháu, mong nó đừng khóc nữa
Một đêm dài cứ thế trôi đi
Than ôi! Cháu vẫn kêu rên, thở khò khè
Cháu muốn bú nhưng em đâu còn sữa
Em khóc. Nhìn thấy tia sáng loé đầu súng nổ
Họ săn chồng em để đem bắn bỏ
Đến sáng, sau cánh cửa đầy kinh hoàng
Cháu bỗng thôi khóc. Thưa ông, cháu đã lìa trần
Sờ người cháu thì, ông ơi, chỉ còn lạnh ngắt
Lúc ấy, chẳng sợ gì dù là bị giết
Em ẵm xác con, lòng dạ dại điên
Em chạy, vẳng bên tai đôi chỗ có người khuyên
Em trốn, không biết về đâu nữa
Tới vùng quê, tự tay em đào hố
Dưới gốc cây, góc vườn nhỏ quạnh hiu
Rồi vùi thiên thần của em dưới đất, một chiều
Chôn con đang măng sữa thật dứt gan dứt ruột
Và người bố đứng bên khóc oà lên não nuột

Người mẹ bảo vệ con thơ La mere qui defend son petit

La mere qui defend son petit
Au milieu des forêts, asiles des chouettes,
Où chuchotent tout bas les feuilles inquiètes,
Dans les halliers, que semble emplir un noir dessein,
Pour le doux nouveau-né qui frissonne à son sein,
Pour le tragique enfant qu’elle emporte effarée,
Dès qu’elle voit la nuit croître, sombre marée,
Dès que les loups obscurs poussent leurs longs abois,
Oh ! le sauvage amour de la femme des bois !
Tel est Paris. La ville où l’Europe se mêle,
Avec le droit, la gloire et l’art, triple mamelle,
Allaite cet enfant céleste, l’Avenir.
On entend les chevaux de l’aurore hennir
Autour de ce berceau sublime. Elle, la mère
De la réalité qui commence en chimère,
La nourrice du songe auguste des penseurs,
La ville dont Athène et Rome sont les soeurs,
Dans le printemps qui rit, sous le ciel qui rougeoie,
Elle est l’amour, elle est la vie, elle est la joie.
L’air est pur, le jour luit, le firmament est bleu.
Elle berce en chantant le puissant petit dieu.
Quelle fête ! elle montre aux hommes, fière, gaie,
Ce rêve qui sera le monde et qui bégaie,
Ce tremblant embryon du nouveau genre humain,
Ce géant, nain encor, qui s’appelle Demain,
Et pour qui le sillon des temps futurs se creuse;
Sur son front calme et tendre et sur sa bouche heureuse
Et dans son oeil serein qui ne croit pas au mal,
Elle a ce radieux sourire, l’idéal.
On sent qu’elle est la ville où l’espérance habite;
Elle aime, elle bénit ; mais si, noirceur subite,
L’éclipse vient, et donne aux peuples le frisson,
Si quelque vague monstre erre sur l’horizon,
Si tout ce qui serpente, écume, rampe et louche,
Vient menacer l’enfant divin, elle est farouche;
Alors elle se dresse, alors elle a des cris
Terribles, et devient le furieux Paris;
Elle gronde et rugit, sinistrement vivante,
Et celle qui charmait l’univers, l’épouvante.
Giữa rừng sâu, nơi cú mèo trú ẩn
Nơi thì thầm những chiếc lá lo âu
Trong bụi rậm, đầy âm mưu đen tối một màu
Vì đứa trẻ sơ sinh run run bên vú sữa
Vì đứa con bi thảm, người mẹ hoảng sợ mang đi
Khi thấy đêm thẳm, như triều dâng bóng tối
Khi gầm rít, trong đêm khuya, đàn sói
Ôi! tình yêu man rợ của người phụ nữ rừng sâu!
Paris là như thế
Thành phố, hình ảnh pha trộn của Châu Âu
Mà Luật pháp, Vinh quang và Nghệ thuật – ba nguồn sữa
Nuôi dưỡng đứa trẻ tuyệt vời: Tương lai
Hí vang rền, tiếng ngựa của bình minh
Quanh cái nôi kỳ diệu. Và người mẹ
Người mẹ của sự thật, ảo ảnh lúc ban đầu
Người nhũ mẫu của giấc mộng uy nghiêm những nhà tư tưởng
Người em gái của A-ten và thành La-mã
Trong xuân tươi dưới bầu trời rực đỏ
Người là Tình yêu, là Niềm vui và Cuộc sống
Trời xanh, nắng toả, ngày trong sáng
Người mẹ hát, ru đấng thiên thần bé nhỏ, uy nghi
Bao hoan hỉ, người mẹ khoe, trong niềm vui và kiêu hãnh
Giấc mơ xinh, còn bập bẹ, sẽ trở thành một thế giới mai sau
Cái mầm non của loài người, nay còn run rẩy
Người khổng lồ, nay là tí hon, và tên gọi: Ngày mai
Mà thời gian, vì đứa bé, đang đào luống cày sâu
Trên vầng trán yên bình, âu yếm: trên đôi môi hạnh phúc
Trong con mắt trong xanh không tin vào tội ác
Bà mẹ nở nụ cười rạng rỡ, thanh cao
Ta cảm thấy người mẹ là thành phố hi vọng dạt dào
Đầy tình thương và phúc hậu. Nhưng nếu bất ngờ
Mây đen kéo đến, làm nhân dân run sợ
Nếu nơi chân trời lảng vảng một đợt sóng khổng lồ
Nếu có gì trườn đến, sùi bọt mép, bò quanh
Đến đe doạ đứa con thần thánh
Bà sẽ đứng dậy, thét lên, kinh sợ
Sẽ trở thành một Paris hung dữ
Sẽ vùng lên, kinh hoàng, gầm rú
Bà là khủng khiếp – người đã làm vũ trụ mê say

Thư gửi người phụ nữ (trích) Lettre à une femme (extrait)

Lettre à une femme (extrait)
Paris terrible et gai combat. Bonjour, madame
On est un peuple, on est un monde, on est une âme

Paris est un héros, Paris est une femme

Moi, je suis là, joyeux de ne voir rien plier.
Je dis à tous d’aimer, de lutter, d’oublier,
De n’avoir d’ennemi que l’ennemi; je crie:
Je ne sais plus mon nom, je m’appelle Patrie!
Quant aux femmes, soyez très fière, en ce moment
Où tout penche, elles sont sublimes simplement.

Ces temps sont revenus. La géante féline,
La Prusse tient Paris, et, tigresse, elle mord

Elles acceptent tout, les femmes de Paris,
Leur âtre éteint, leurs pieds par le verglas meurtris,
Au seuil noir des bouchers les attentes nocturnes,
La neige et l’ouragan vidant leurs froides urnes,
La famine, l’horreur, le combat, sans rien voir
Que la grande pairie et que le grand devoir;

On fraternise, on rêve un succès; nous offrons
Nos coeurs à l’espérance, à la foudre nos fronts.

Eh bien, on aura froid ! eh bien, on aura faim!
Qu’est cela ? C’est la nuit. Et que sera la fin?
L’aurore. Nous souffrons, mais avec certitude.
La Prusse est le cachot et Paris est Latude.
Courage ! on refera l’effort des jours anciens.
Paris avant un mois chassera les Prussiens.
Chào bà
Vui vẻ và dữ dội Paris đang chiến đấu
Chúng ta là một dân tộc, một thế giới, một tâm hồn

Paris là một phụ nữ, một anh hùng

Tôi ở đó và hân hoan phấn khởi
Chẳng thấy gì quỳ gục trước phong ba
Chuyện trò cùng mọi người tôi nói
Hãy yêu nhau, chiến đấu mỗi chúng ta
Và quên đi, chỉ nhằm đúng kẻ thù ta
Tôi quên cả tên, tôi là Tổ quốc
Hãy tự hào, các bà, phụ nữ ta phút chốc
Trong quốc nạn vụt lớn lên cao cả

Giờ cứu quốc đã điểm. Con khổng lồ
Ác thú Phổ phong toả, pháo kích Paris

Họ chấp nhận tất cả, phụ nữ Paris
Bếp tắt lửa, chân nứt nẻ vì băng tuyết
Chờ mua thịt thâu đêm trong gió rét
Bất chấp chiến trận, bão bùng không sợ mệt
Chỉ hướng về tổ quốc và nghĩa vụ thiêng liêng

Chúng ta đồng tâm, cầu mơ chiến thắng
Với tất cả niềm hy vọng trong tim

Và đương đầu với sấm sét, say hăng
Mặc đói dày vò và rét buốt thịt xương
Đó là gì? – Đêm tối. Và kết cục?
Là bình minh. Phải, chúng ta chịu đựng
Nhưng với niềm tin không thể chuyển rung
Nước Phổ là lao tù, và Paris là Latude
Dũng cảm lên! Ta sẽ tái tạo những nỗ lực
Ngày xưa Paris trong không đầy một tháng
Sẽ đẩy lùi bọn quân Phổ bạo tàn

Trên chiến luỹ Sur une barricade

Sur une barricade
Sur une barricade, au milieu des pavés
Souillés d’un sang coupable et d’un sang pur lavés,
Un enfant de douze ans est pris avec des hommes.
– Es-tu de ceux-là, toi ? – L’enfant dit : Nous en sommes.
– C’est bon, dit l’officier, on va te fusiller.
Attends ton tour. – L’enfant voit des éclairs briller,
Et tous ses compagnons tomber sous la muraille.
Il dit à l’officier : Permettez-vous que j’aille
Rapporter cette montre à ma mère chez nous ?
– Tu veux t’enfuir ? – Je vais revenir. – Ces voyous
Ont peur ! où loges-tu ? – Là, près de la fontaine.
Et je vais revenir, monsieur le capitaine.
– Va-t’en, drôle ! – L’enfant s’en va. – Piège grossier !
Et les soldats riaient avec leur officier,
Et les mourants mêlaient à ce rire leur râle ;
Mais le rire cessa, car soudain l’enfant pâle,
Brusquement reparu, fier comme Viala,
Vint s’adosser au mur et leur dit : Me voilà.
Trên chiến luỹ dựng giữa đường,
Một em bé, tuổi mười hai, bị bắt cùng với người nhớn
Mình đẫm máu me của kẻ thù dơ bẩn
Và cũng thơm tho những giọt máu anh hùng
– “Có phải mày cũng thuộc nhóm này không?”
Em bé giả nhời: “Đúng vậy!”
– “Được, mày sẽ bị bắn ngay! Hãy ngồi chờ đấy.”
Và em thấy
Quanh em, trong tiếng súng, trong tiếng rên la,
Trong ánh chớp
Các đồng chí của mình tiếp theo nhau ngã gục
Em bỗng nói: “Hãy cho tôi về nhà
Trao chiếc đồng hồ cho mẹ, rồi tôi sẽ ra.”
– “Mày định chuồn chăng?” – “Tôi sẽ trở lại.”
– “À, chúng mày rõ ràng là đang sợ hãi
Thôi cho cút! “Và bọn lính cười ồ:
– “Lại một trò lừa bịp ngây ngô”
Nhưng tiếng cười im bặt
Vì em bé, mặt tím ngắt
Bỗng trở lại bất ngờ, với vầng trán như Viala kiêu hãnh tràn đầy
Đến dựa lưng vào tường. Và nói: “Tôi đây!”…

Trong bóng tối Dans l’ombre

Dans l’ombre
LE VIEUX MONDE
O flot, c’est bien. Descends maintenant. Il le faut.
Jamais ton flux encor n’était monté si haut.
Mais pourquoi donc es-tu si sombre et si farouche?
Pourquoi ton gouffre a-t-il un cri comme une bouche?
Pourquoi cette pluie âpre, et cette ombre, et ces bruits,
Et ce vent noir soufflant dans le clairon des nuits?
Ta vague monte avec la rumeur d’un prodige!
C’est ici ta limite. Arrête-toi, te dis-je.
Les vieilles lois, les vieux obstacles, les vieux freins,
Ignorance, misère et néant, souterrains
Où meurt le fol espoir, bagnes profonds de l’âme,
L’ancienne autorité de l’homme sur la femme,
Le grand banquet, muré pour les déshérités,
Les superstitions et les fatalités,
N’y touche pas, va-t’en! ce sont les choses saintes.
Redescends, et tais-toi! j’ai construit ces enceintes
Autour du genre humain et j’ai bâti ces tours.
Mais tu rugis toujours! mais tu montes toujours!
Tout s’en va pêle-mêle à ton choc frénétique.
Voici le vieux missel, voici le code antique.
L’échafaud dans un pli de ta vague a passé.
Ne touche pas au roi! ciel! il est renversé.
Et ces hommes sacrés! je les vois disparaître.
Arrête! c’est le juge. Arrête! c’est le prêtre.
Dieu t’a dit: Ne va pas plus loin, ô flot amer!
Mais quoi! tu m’engloutis! au secours, Dieu! la mer
Désobéit! la mer envahit mon refuge!
LE FLOT
Tu me crois la marée et je suis le déluge.
THẾ GIỚI CŨ
Thôi, hỡi thuỷ triều. Ngươi phải rút ngay
Có bao giờ nước dâng lớn thế này?
Tại sao ngươi ủ dột và hung dữ
Vực thẳm nơi ngươi kêu lên như ác thú?
Do đâu mưa xối xả, nào bóng đen, nào những tiếng ồn
Sóng của ngươi dâng trong tiếng ầm ì kỳ ảo!
Tới mức rồi. Thôi ngay đi! Ta bảo!
Rút ngay, chớ đụng vào những vật thiêng liêng
Luật pháp xưa, trở lực xưa và những bộ gông xiềng
Hư không, bần cùng và dốt nát
Là miếng đất chôn ảo vọng, giam tâm hồn trong hầm sắt
Quyền lực xưa của đàn ông đối với đàn bà
Yến tiệc linh đình cấm người bạc phận tham gia
Những điều tiền định và mê tín
Rút xuống, câm ngay! Ta đã dựng bức tường vây kín
Cả loài người, ta đã xây những tháp lớn này
Sao ngươi gầm thét không thôi? Sao ngươi dâng mãi đêm ngày?
Ngươi húc điên cuồng gây bao đổ vỡ
Đây bộ luật xưa, đây kinh lễ cổ
Trên nếp sóng của ngươi, máy chém đã kề tận cổ
Không được đụng tới nhà vua! Trời! Người bị lật nhào
Không được đụng các chức sắc thiêng liêng!
Ôi họ biến đằng nào?
Dừng ngay! Eo ôi, ngài thẩm phán
Dừng ngay! Eo ôi, ngài khâm mạng
Chúa hằng phán: không được sa đà, thuỷ triều quá trớn
Sao vậy? Nguơi nuốt chửng cả ta!
Cứu vớt con, lạy Chúa danh sáng bao la!
Thuỷ triều ngang bướng chiếm nơi con ngự trị!
SÓNG DỮ
Mi ngỡ ta là thuỷ triều, ta lại là hồng thuỷ

Vụ xử án cách mạng Le procès à la révolution

Le procès à la révolution
Lorsque vous traduisez, juges, à votre barre,
La Révolution, qui fut dure et barbare
Et féroce à ce point de chasser les hiboux;
Qui, sans respect, fakirs, derviches, marabouts,
Molesta tous les gens d’église, et mit en fuite,
Rien qu’en les regardant, le prêtre et le jésuite,
La colère vous prend.
Oui, c’est vrai, désormais
L’homme-roi, l’homme-dieu, fantômes des sommets,
S’effacent, revenants guerriers, goules papales;
Un vent mystérieux souffle sur ces fronts pâles;
Et vous, le tribunal, vous êtes indignés.
Quel deuil! les noirs buissons de larmes sont baignés;
Les fêtes de la nuit vorace sont finies;
Le monde ténébreux râle; que d’agonies!
Il fait jour, c’est affreux! et la chauve-souris
Est aveugle, et la fouine erre en poussant des cris;
Le ver perd sa splendeur; hélas, le renard pleure;
Les bêtes qui le soir allaient chasser, à l’heure
Où le petit oiseau s’endort, sont aux abois;
La désolation des loups remplit les bois;
Les spectres opprimés ne savent plus que faire;
Si cela continue, et si cette lumière
Persiste à consterner l’orfraie et le corbeau,
Le vampire mourra de faim dans le tombeau ;
Le rayon sans pitié prend l’ombre et la dévore… –
O juges, vous jugez les crimes de l’aurore.

Victor Hugo là một cây viết vĩ đại có đóng góp to lớn đối với nền văn học Pháp và nền văn học thế giới. Những tác phẩm văn thơ để đời của Victor Hugo đều mang giá trị nhân văn to lớn.
Xem tiếp: Victor Hugo – Cây bút văn thơ vĩ đại của thế giới P2