Tống biệt hành Thanh Tâm (Nguyễn Tuấn Trình) – Khúc ca tiễn người đi xa
Tống biệt hành là một bài thơ tiễn biệt người đi xa của Thâm Tâm. Bài thơ này được sáng tác vào những năm 40 của thế kỷ XX và đã trải qua hơn 70 năm nhưng nó vẫn được giới văn thơ, độc giả yêu thích. Với thể hành bài thơ đã thành công trong việc chuyển tải tâm trạng của người ra đi cũng như người ở lại. Và chính những dòng thơ của bài này ta có thể cảm nhận được nét đẹp và cũng chính là tầm vóc của người anh hùng quyết hy sinh vì nghĩa lớn.
Đôi nét về tác giả Thanh Tâm
Thanh Tâm (1917 – 1950) với tên gọi đầy đủ là Nguyễn Tuấn Trình quê ở Hải Dương. Tên tuổi của nhà thơ này được gắn liền với bài thơ Tống biệt hành. Theo nhiều đánh giá, có nhà phê bình đã xếp Tống biệt hành là một trong 10 bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới. Khi kháng chiến bùng nổ, ông làm công tác văn nghệ trong quân đội và ốm chết. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông còn được biết đến với bài thơ “Mưa đường số 5”.
Bài thơ Tống biệt hành
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng…
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
Bài thơ này đã được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy năm 1940 sau này cũng đã được chọn vào sách Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân. Tuy nhiên bản trong Việt Nam thi nhân tiền chiến còn có bổ sung thêm một khổ nữa. Và bài thơ này cũng đã được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Mây thu đầu núi, gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc,
Tiếng Đời xô động, tiếng hờn câm.
Tống biệt hành – Khúc ca tiễn biệt người đi xa
Tống biệt hành là một bài hành để tiễn đưa người đi xa. Đó là vào một buổi chiều, không hề có bến dò, dòng sông và chứa đựng trong đó chính là sự buồn thương. Chính ngoại cảnh ấy đã làm con nguwfoit hêm buồn miên man.
Nhan đề bài thơ
Đúng như nhan đề của mình, bài thơ Tống biệt hành là bài hành để tiễn đưa người đi xa. Với những câu thơ của mình, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh vào một buổi chiều, không bến đò và không dòng sông man mác buồn… Ở đó ta có thể cảm nhận được sự xao xuyến, buồn thương…. Sự buồn thương đó có thể được cảm nhận thông qua những dòng của bài thơ “sao có”, không đưa”… Đây cũng chính là một cách biểu cảm đầy tinh tế của nhà thơ, điều này đã tạo nên sự đặc sắc cho tác phẩm.
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng.
Hình ảnh người li khách
Người li khách ở đây được khắc họa là ôm chí lớn với quyết tâm lên đường. Đó là người đi xa, nhưng đã được nhà thơ gọi với cái tên đầy trang trọng chính là “li khách”. Và những vần thơ này vang lên như một bài hành khúc, một khúc tráng ca.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
Ở đây nhà thơ đã sử dụng một số từ mang ý nghĩa phủ định như “chưa về”, “không bao giờ”, “đừng mong” để thể hiện một ý chí sắt đá, một quyết tâm của ngày ra đo. còn đối với phương diện tình cảm gia đinh đó chính là hình ảnh của một người con, người em, người anh. Họ là những người có gai đình, có những người để cần phải được lo toan và chia sẻ. Chính vì vậy những hình ảnh như em nhỏ có đôi mắt ngây thơ, là người mẹ, người chị như sen màu hạ… Đó là những nỗi thân tình nên người li khách cũng đã cất giấu nỗi buồn khó tả.
Hình ảnh người li khách ra đi
Hình ảnh người li khách ra đi trong Tống biệt hành được vẽ lên với cách diễn tả trùng điệp, tài tình của tác giả. Vượt lên tất cả, người li khách đã ra đi vì nghĩa lớn, đặt nghĩa lớn ấy lên trên cả tình cảm gia đình. Đó là những vần thơ đầy ấn tượng. Tuy cảnh chia ly buồn thương nhưng lại càng làm nổi bật lên hình ảnh lý tưởng, quyết tâm lên đường của người li khách.
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
Đọc đoạn này ta cũng sẽ liên tưởng đến hình ảnh của những chiến sĩ từ giã gia đình lên đườg đi kháng chiến. Và mọi cuộc lên đường vì nghĩa lớn từ xưa đến nay đều được ngưỡng mộ.
Trên đây là bài thơ Tống biệt hành mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn. Thông qua bìa thơ này ta có thể cảm nhận sâu sắc và rõ ràng được tâm sự của một nhà thơ. Chất chứa đằng sau đó chính là sự uất ức, lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng được thoát khỏi cuộc sống bế tắc. Và chính cuộc chia xa ấy đã làm sáng lên nét đẹp của người chiến sĩ hy sinh vì nghĩa lớn. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhất bạn nhé!
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu