Thuật Hoài (Phạm Ngũ Lão) – Vẻ đẹp của con người có sức mạnh và nhân cách cao cả
Thuật Hoài là một trong những bài thơ nổi tiếng của Phạm Ngũ Lao – một danh tướng nhà Trần tiêu biểu. Bài thơ Thuật Hoài được viết theo thể thể thớ thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hãn thể hiện chí khí lập công của tác giả.
Bài thơ với những câu thơ ngắn gọn, nhưng vô cùng súc tích khắc họa nên vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng và nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Thuật hoài
Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.Dịch nghĩa:
Tỏ lòng
Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.Bản dịch tiếng Việt:
Thuật hoài
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
(Bùi Văn Nguyên dịch)
I. Đôi nét về nhà thơ Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Âu Thị, tỉnh Hưng Yên)
Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn: ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, là một danh tướng nhà Trần có nhiều đóng góp cao cả.
Một số tác phẩm thơ nổi bật:
- Thuật hoài (Tỏ lòng)
- Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)
Các tác phẩm thơ văn của Phạm Ngũ Lao đều thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và chí làm trai, với lý tưởng nhân cách cao cả.
II. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thuật Hoài
Bài thơ Thuật Hoài được sáng tác sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần với hào khí Đông A ngút trời. Đây là bài thơ Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt) viết bằng chữ Hán, không rõ thời điểm sáng tác[1], thể hiện “chí khí lập công giúp nước của tác giả
III. Cảm nhận về bài thơ Thuật Hoài
Phạm Ngũ Lão, một nhà thơ, một vị tướng thời Trần có nhiều đóng góp to lớn, với nhiều chiến công hiển hách. Thuật Hoài là một trong những bài thơ tiêu biểu của tác giả Phạm Ngũ Lão. thể hiện khí phách của những anh yêu nước thời trần.
Mở đầu bài thơ là khắc họa rõ hình tượng tráng sĩ vô cùng mạnh mẽ:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”
Hình tượng tráng sĩ được miêu tả trong hai câu thơ trên chính là hình ảnh con người thời Trần và hình ảnh ba quân-đó là quân đội thời Trần. Hai câu thơ như một bản hùng ca, ngợi ca khí phách hào hùng của các chiến sĩ, đầu đội trời chân đạp đất.. Hai chữ “hoành sóc” thể hiện sự hiên ngang, mạnh mẽ của tam quân. Hơn nữa hình ảnh người anh hùng hiên ngang ấy lại còn cầm ngọn giáo ấy trong tay trải qua biết bao nhiêu trận đánh càng làm tôn lên vẻ đẹp của anh hùng. Đó chính là dáng đứng bất khuất, hiên ngang tượng trung cho chính con người dân tộc ta thời Trần.
Nếu câu thơ đầu là hình ảnh người tráng sĩ, thì câu thơ thứ hai lại chính là sức mạnh đoàn kết của quân đội. “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” là khí mạnh của ba quân nuốt trôi một con trâu, như một con hỗ gầm thét có thể nuốt hết tất cả quân giặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để làm rõ nét hình ảnh cũng như hình tượng hóa sức mạnh vật chất và tinh thần.
Hai câu thơ tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng trong đó là một hình tượng lớn, một lý tưởng lớn. Với việc sử dụng các bút pháp nghệ thuật, so sánh, miêu tả, phóng đại,…tác giả đã tạo nên một hào khí với sức mạnh lớn lao được toát lên vô cùng hùng hồn, táo bạo, từ đó gây ấn tượng mạnh cho người đọc từ hình tượng khách quan đến chủ quan , mở ra một không gian vô cùng rộng lớn, chân thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn.
Nếu ở hai câu đầu là một giọng thơ vô cùng sôi động thì đến hai câu tiếp theo ta lại thấy như lắng xuống. Đây là hai câu thơ nói ra tâm sự, bộc bạch nổi lòng của nhà thơ.
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ”
Đối với Phạm Ngũ Lao, việc ông làm cho đất nước rất ít, chưa xứng đáng với công danh nam tử hán, ông nợ nước nhà, nợ vua.
Qua câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người chiến sĩ không chỉ ở khí chất, sức mạnh mà nó còn thể hiện ở ý chí, cái tâm thức nó gắn liền với chí làm trai.
Chí làm trai phải gắn liền với công danh, gắn liền với việc phò vua cứu nước, gắn với trách nhiệm lập công. Đây chính là một món nợ mà một đáng nam nhi phải trả. Phải trả nợ cho dân cho nước. Vào thời Phạm Ngũ Lão, thì việc mang nợ nước nhà, việc phải có công danh đã thôi thúc con người phải phấn đấu, tu dưỡng, bỏ đi những lối sống tầm thường để sẵn sàng hi sinh vì nước nhà.
Đối với Phạm Ngũ Lão, ông cảm thấy “thẹn”, vì bản thân ông chưa có tài mưu lược lớn để giúp giết giặc, bảo vệ nước như Vũ Hầu Gia Cát Lượng, ông thẹn vì so với cha ông chưa có gì đáng nói.
Nhưng qua lời thẹn đó là một lời thề mãi mãi trung thành, lời thề suốt đời tận tùy với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Lấy cái “thẹn” để thể hiện khát vọng, hoài bão để làm được những việc to lớn, xứng đáng hơn. Những người tài giỏi xưa nay đều chất chứa trong mình một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí và cái tâm của con người thời Trần. Những con người sẵn sàng hi sinh để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Bài thơ, Thuật Hoài, cho ta biết được sự yêu nước của phạm ngũ lão, và những vị anh hùng của nhà trần yêu nước, biết hi sinh vì đất nước. Đồng thời tác phẩm thể hiện hào khí Đông A.
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu