Nhà thơ Phạm Tiến Duật và tuyển tập thơ vang bóng một thời phần đầu
Phạm Tiến Duật là tên thật và cũng là bút danh của nhà thơ này. Ông sinh năm 1941 mất năm 2007 và có quê ở Phú Thọ. Mặc dù tốt nghiệp khoa văn trường Địa học Sư phạm nhưng lại chưa đi dạy ngày nào. Năm 1965 ông nhập ngũ và có 14 năm hoạt động trong quân đội và 8 năm ở Trường Sơn. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên các tác phẩm để đời. Dưới đây là các bài thơ hay của Phạm Tiến Duật mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ với bạn.
Lửa đèn
I – ĐÈN
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương
Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi
Từ trên trời bảy trăm mét
Thấy que diêm sáng mặt người
Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé
Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa đèn hàn chớp loé
Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao
Chúng lao xuống nơi nao
Loé ánh lửa,
Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.
Trên đất nước đêm đêm
Sáng những ngọn đèn
Mang lửa từ nghìn năm về trước,
Lấy từ thuở hoang sơ,
Giữ qua đời này đời khác
Vùi trong tro trấu nhà ta.
Ôi ngọn lửa đèn
Có nửa cuộc đời ta trong ấy!
Giặc muốn cướp đi
Giặc muốn cướp lửa tim ta đấyII – TẮT LỬA
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá
Không nhìn thấy gì đâu
Bóng tối che rồi
Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi
Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói
Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay…
Bóng tối phủ dày
Che mắt địch
Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích
Kéo pháo lên trận địa đồng cao
Tiếng khẩu đội trưởng ở đâu
Đấy là đuôi khẩu pháo
Tiếng anh đo xa điểm đều
Vang ở đâu, đấy là giữa điểm đồ
Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô,
Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,
chiếc sau nối chiếc trước ì ầm
Như đàn con trẻ chơi u chơi âm
Đứa này nối hơi đứa khác.Nơi tắt lửa là nơi dài tiêng hát
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường;
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
Đêm tắt lửa trên đường
Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch
Là tiếng những đoàn quân xung kích
Đi qua.
Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra
Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút
Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la,
Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch
Bóng đêm ở Việt Nam
Là khoảng tối giữa hai màn kịch
Chứa bao điều thay đổi lớn lao,Bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu
Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.III – THẮP ĐÈN
Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
Chiếc đèn chui vào ống nứa
Cho em thơ đi học ban đêm,
chiếc đèn chui vao lòng trái núi
Cho xưởng máy thay ca vời vợi,
Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn
Cho những tốp trai làng đọc lá thư thămTa Thắp đèn lên trên đỉnh núi
Gọi quân thù đem bom đến dội
Cho đá lở đá lăn
Lấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàu
Ta bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạn
Rồi tắt đèn quay xe
Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi…
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng
“Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm”
Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh
Nơi ấy là phòng cưới chúng mìnhTa sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp
Mang hình những người những cảnh hôm nay
Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối
Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay.
Màu đào
Nhớ pháo thì ít, nhớ xác pháo thì nhiều
Khắp mặt đất là giấy hồng điều
(Ấy mặt đất lát nền bằng màu hạnh phúc
Mỗi bước giẫm lên, mỗi lời cầu phúc)Nhớ ông đồ thì ít nhớ câu đối thì nhiều
Cái bút lông bay trên giấy hồng điều
(Ấy là đích gần treo lên phía trước
Mỗi một lần nhìn một lần nguyện ước)Ôi màu đào như thể màu môi
Rét tím tái mà vẫn lên màu lửa
Ước chi câu ca và cả câu thơ nữa
Cũng mang theo thông điệp hồng cho tất cả dương gian.
Một đoạn thư riêng
Người ta thường ăn dở của chua,
Hay của chát, em lại ăn của ngọt,
Chuyện buồn cười và niềm vui đột ngột
Để lòng anh nôn nao…Trời thêm xanh và nắng thêm cao,
Rừng bỗng gió và tóc anh gió thổi,
Anh đi xuyên ngày, anh đi xuyên tối,
Xe không mui cây cối đến quây quần.Anh đi dọc đoàn xe, anh đi dọc đoàn quân,
Anh bắt gặp nụ cười con trai con gái,
Anh chào hỏi và mọi người chào hỏi,
Nóng bỏng trên môi, lửa hắt tự trong lòng.Những rủi ro không trùng nhưng hạnh phúc đã trùng,
Mỹ rút chạy khi cái thai dần lớn,
Anh đi giữa dòng người cuồn cuộn,
Cuộc đời vui, sức sống cứ dấy lên.Đất nước của anh, đất nước của em
Đất nước của con, của đồng bào, đồng chí,
Ta khóc cười vì Người, ôi tấm lòng của Mẹ,
Ăn dở của chua, của chát cũng vì ta.Em không kể gì nỗi vất vả đã qua,
Chỉ niềm vui kia chẳng thể nào giấu nổi,
Anh đi xuyên rừng và tóc anh gió thổi,
Hạnh phúc ở đằng kia, phía trước, rất gần thôi!
Mùa cam
Mía ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang,
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam cũng hoe vàng.Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong,
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong.
Năng lượng người, năng lượng tình yêu
Đường dây 500 kilovon bắc qua Trường Sơn
Anh thợ của Công ty Điện lực 3 ngửa mặt nhìn kinh ngạc:
Có một chiếc võng của lính Trường Sơn bay ở ngang trời!
(Sau bao nhiêu năm, võng cũng lên cao theo chiều cao cây mọc)
Anh thợ đường dây bật khóc
Thấy quá khứ bi hùng đang lướt ở trên vai
Bom phá, bom bi, đạn phá ngút trời
Giặc những muốn nơi này trở về thời kỳ đồ đá
Hoạch định lại giang sơn sau hai mươi năm vất vả
Đất nước đang mở ra bề bộn những công trình
Năng lượng thuở chiến tranh khác chi năng lượng thời bình
Điện lấy từ than, điện lấy từ khí đốt
Điện lấy từ sông hồ với những dòng thác bạc
Điện lấy từ gió, điện lấy từ ánh sáng
Những năng lượng nào lớn bằng năng lượng Người
Năng lượng của tình yêu ánh sáng cùng trời cùng đất
Em ra phố hôm nay rạng ngời gương mặt
Giá điện tăng, chất lượng sống tăng lên
Em mua kính, mua gương, mua tủ, mua đèn
Mua máy nhìn, máy nghe… Như chất mùa xuân lên xe mà chở
Chỉ anh ngồi đây và nhớ
Đường dây 500 trên Trường Sơn còn chiếc võng treo cao
Như lá cờ của thời gian đang vẫy.
Người ơi người ở
Bao nhiêu người đã hát
Bây giờ lại đến em
Bao nhiêu người hồi hộp
Bây giờ lại đến anh
Ở hai thung lũng xanh
Kề nhau thành hàng xóm
Công việc như nước cuốn
Chẳng bao giờ thăm nhau
Nắng đã tắt từ lâu
Tiếng ve như kéo mật
Dáng em ngồi trước mặt
Như cây cỏ trong vườn
Chẳng thể gặp nhau luôn
Hãy ngồi thêm lát nữa
Hai người hai cách nguồn
Khép mở hai vùng trời
Gặp biết bao nhiêu người
Quen nhau bao gương mặt
Con đường thì tít tắp
Mặt trận thì mênh mông
Chẳng nhớ nữa mùa đông
Đi qua bao hang đá
Cũng quên rồi mùa hạ
Ở bao nhiêu ngăn hầm
Công việc cùng tháng năm
Hát vui cùng chiến sĩ
Những ngày đi đánh Mỹ
Bao nhiêu người quen nhau
Anh chẳng nói sai đâu
Em là cây ngải đắng
Mọc trong triền núi vắng
Góp vị thuốc cho đời
Tiếng em hát “Người ơi…”
Người gần nhau mãi mãi
Tiếng em hát “Đò ơi…”
Sông đưa đò gần lại
Tiếng em hát “Cây ơi…”
Cây nhú thêm mầm mới
Tiếng nồng say em gọi
Náo nức tuổi trăng lên
Cái giọng thì của em
Mà lời anh đấy nhỉ?
Giữ em chẳng được nào
Hẹn nhau ngày thắng Mỹ
Lại hát tặng tiễn nhau
Như bạn bè Quan họ
Rằng: Người đi người nhớ
Rằng: “Người ơi người ở đừng về…”
Những bông hoa không hỏi
Cũng như em, những bông hoa không hỏi
Những bông hoa chỉ nở để trả lời.
Có yêu không hoa không hề hỏi thế
Hoa chỉ đẹp vô cùng để rạng rỡ thôi.Cũng như em, hoa đến kì tươi thắm
Chỉ như trêu như ghẹo thế thôi.
Sự có mặt đã là câu hỏi lớn
Hoa như em để rạo rực bao người.
Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn Tết
Đường phố sẽ rộng ra vì vắng các cháu
Những gốc cây, hè phố sẽ buồn thiu
Có các cháu thì ồn ào, vướng bận
Các cháu đi rồi chú nhớ biết bao nhiêu.Ôi những mái tóc rối bù, khét mùi nắng, mùi bụi
Nửa chất phác ngây thơ, nửa du đãng bụi trần
Đô thị hóa đi kèm ô hợp hóa
Những dòng sông nâu sồng giữa phố,
những đoàn quân
Khi các cháu trở lại nơi này, thế kỷ cũ đã hết
Mà người cần đánh giày thì ngày một đông lên
Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ
Chăm sóc trái tim mình,
có lúc có người quên.
Chỉ mấy ngày thôi về với cha với mẹ
Các cháu sẽ gặp lại quê mình xanh như thể tre xanh
Từ nghìn năm xưa tre vẫn xanh như thế
Dẫu chẳng phồn hoa mà cuộc sống an lànhChú kể các cháu nghe một tên người. Cố nhớ!
An-đéc-xen viết chuyện Nàng Tiên Cá
thật là hay
Ông ấy là nhà văn của trẻ con toàn trái đất
Cũng xuất thân từ chú bé sửa giày
Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thùAnh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.Ðông sang tây không phải đường thư
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.
Viết về số 0
Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong yên lặng
Cái yên lặng bình thường đêm sau chiến tranhCó mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang, vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong
Với Khánh Ly…
Tiếng hát em còn trong băng nhạc ấy
Em ơi em, sao em không về
Cả Sài Gòn đông vui nhộp nhịp
Tôi gọi em mà em có nghe?Đời em đi qua những khúc hát sầu bi
Hạnh phúc lội tìm lặn tìm chẳng thấy
Trả nợ đời em, chỉ có đồng tiền giấy
Mỏng như là hơi thở cắt vuông raĐặt đồng tiền xuống, thấy nước mắt sa
Soi đồng tiền lên chỉ thấy hình vợ Thiệu
Như mụ sì ke nhìn đời bêu riếu
Và bóng triệu người vất vưởng khuất sau lưngTiếng hát gieo sương chót lá rưng rưng
Thoắt cái giọng hiền thành lời phẫn nộ
Giọng em bỗng già như giọng bà quả phụ
Khóc chồng đi theo Mỹ lìa nhàĐể gió cuốn đi rồi tình nhớ với tình xa
Tất cả cạn dần chỉ còn mơ ước
Ngày đoàn tụ ôi vẹn tròn đất nước
Cầu mong, cầu mong, em hát khúc cầu mongThì đầu phố nhà em cây điệp lại lên hồng
Môi của mùa hè hát trời xanh giải phóng
Người về. Giặc tan. Đất lành yên tiếng súng
Bè bạn quây quần mà thiếu bóng emTôi thương em dù chưa một lần quen
Dù giữa hai ta có khác nhau đến mấy
Thì sẽ gần lại với nhau nếu em ở lại
Khánh tận chi mà ly biệt vội vàng?Lặng rồi giọng hát mịn màng
Kìa bao cánh nhạc rộn ràng lại bay
Đời vui rạng rỡ ánh ngày
Chút riêng lựa một khúc này tiếc thương.
Trên đây là những bài thơ hay của Phạm Tiến Duật mà chúng tôi đã tổng hợp và muốn chia sẻ với bạn. Thông qua các bài thơ này ta có thể cảm nhận được sâu sắc hình ảnh của những năm tháng chiến tranh. Đó cũng chính là cái làm nên chất riêng của Phạm Tiến Duật mà không nhà thơ nào có và cũng khó bắt chước được. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé!
Xem thêm: Nhà thơ Phạm Tiến Duật và tuyển tập thơ vang bóng một thời phần cuối
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu