Dãy hoạt động hóa học của kim loại và Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học là gì?
Dãy hoạt động hóa học của kim loại giúp cho chúng ta biết được nguyên lí hoạt động của kim loại. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì thì hãy tham khảo ngay bài viết này!
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
Dưới đây là khái niệm về dãy hoạt động hóa học của kim loại mà bạn nên học thuộc và nắm rõ trong hóa học:
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại được biết đến là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.
- Dãy hoạt động của một số kim loại:
Cách học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại
Chắc chắn, để học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại không hề đơn giản nếu đọc theo công thức. Dưới đây là một số mẹo dùng để học thuộc dãy hoạt động HH của kim loại lớp 9 giúp bạn học thuộc một cách nhanh chóng và nhớ lâu:
- K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
- Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
- Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động của kim dưới đây nhé!
Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
- K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
- Kim loại mạnh nhất: Li, K, Ba, Ca, Na
- Kim loại mạnh: Mg, Al
- Kim loại trung bình: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb
- Kim loại yếu: Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
(2Na + 2H_{2}O rightarrow 2NaOH + H_{2})
(Ba + 2H_{2}O rightarrow Ba(OH)_{2} + H_{2})
Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; (H_{2}SO_{4}) loãng,….) tạo ra (H_{2})
(Fe + 2HCl rightarrow FeCl_{2} + H_{2})
(Cu + 2HCl rightarrow) không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối
(Fe + CuSO_{4} rightarrow FeSO_{4} + Cu)
(Cu + 2AgNO_{3} rightarrow Cu(NO_{3})_{2} + 2Ag)
Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch (CuCl_{2}) thì:
- Na phản ứng với nước trước: (2Na + 2H_{2}O rightarrow 2NaOH + H_{2})
- Sau đó xảy ra phản ứng: (CuCl_{2} + 2NaOH rightarrow Cu(OH)_{2} + 2Ag)
Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cùng tham khảo một số bài tập dãy hoạt động hóa học của kim loại để giúp bạn thành thạo hơn.
Bài 1: Dung dịch (ZnSO_{4}) có lẫn tạp chất là (CuSO_{4}). Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch (ZnSO_{4})? Giải thích và viết phương trình phản ứng.
- Fe.
- Zn.
- Cu.
- Mg.
Cách giải:
Dùng Zn. Vì dùng kẽm có phản ứng:
(Zn + CuSO_{4} rightarrow ZnSO_{4} + Cu)
Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch (ZnSO_{4}) tinh khiết.
Bài 2: Viết các phương trình hóa học:
- Điều chế CuSO4 từ Cu.
- Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
Cách giải:
- Sơ đồ chuyển hóa:
(Cu rightarrow CuO rightarrow CuSO_{4})
Phương trình hóa học:
(2Cu + O_{2} rightarrow 2CuO)
(CuO + H_{2}SO_{4} rightarrow CuSO_{4} + H_{2}O)
Hoặc:
(Cu + 2H_{2}SO_{4}d overset{t^{circ}}{rightarrow}CuSO_{4} + SO_{2} + 2H_{2}O)
2. Cho mỗi chất (Mg, MgO, MgCO_{3}) tác dụng với dung dịch HCl, cho (MgSO_{4}) tác dụng với (BaCl_{2}) ta thu được (MgCl_{2}).
(Mg + 2HCl rightarrow MgCl_{2} + H_{2})
(MgO + 2HCl rightarrow MgCl_{2} + H_{2}O)
(MgCO_{3} + 2HCl rightarrow MgCl_{2} + CO_{2} + H_{2}O)
(MgSO_{4} + BaCl_{2} rightarrow MgCl_{2} + BaSO_{4})
Bài 3: Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu (đồng), Zn (kẽm) vào dung dịch (H_{2}SO_{4}) loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
- Viết phương trình hóa học.
- Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Cách giải:
(n_{k} = frac{2,24}{22,4} = 0,1, (mol))
- Phương trình hóa học của phản ứng:
(Zn + H_{2}SO_{4}, l rightarrow ZnSO_{4} + H_{2})
Cu đứng sau H trong dãy hoạt động HH nên không phản ứng với dung dịch (H_{2}SO_{4}) loãng
2. Chất rắn còn lại là Cu
Theo phương trình:
(n_{Zn} = n_{H_{2}} = 0,1, mol)
(Rightarrow m_{Zn} = 65.0,1 = 6,5g)
Khối lượng chất rắn còn lại:
(m_{Cu} = 10,5 – 6,5 = 4g)
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chuyên đề dãy hoạt động hóa học của kim loại để bạn tham khảo và bổ sung vào kiến thức hóa học của mình! Chúc bạn học thật tốt!
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu