Nhà thơ Tản Đà và phần Đề, Từ, Đưa thư (Tập Khối tình con II 1918)

Ở phần Đề, Từ của tập thơ Khối tình con II của Tản Đà ta cũng cảm nhận được các triết lý và cách nhìn đời của nhà thơ. Đó chính là những sự kiện trong cuộc sống đời thường nhưng được nhìn nhận đưới góc nhìn của một thi sĩ. Tuy nhiên về cơ bản các bài thơ trong các phần này cũng sẽ mang khuynh hướng tình cảm và chất lãng mạn. Đây cũng chính là một trong những phong cách sáng tác thơ của Tản Đà. Cùng tìm hiểu và cảm nhận bạn nhé!

Quạt xương trắng phất lượt hồng

Duyên em dù nối chỉ hồng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương

Tranh uyên ương dưới giăng

Tình duyên nay mới từ đây
Mà hồn kiếp trước đây này phải chăng?
Hỏi thăm những gió cùng giăng

Tranh người con gái tựa ghế ngồi ngủ

Nghề nghiệp văn chương khó lạ lùng!
Ngọn đèn xanh biếc suốt đêm đông
Sao cô ngủ mãi bao giờ dậy?
Để một mình ai nghĩ chẳng xong

Trông hạc bay

Trông khắp trần gian hết thú chơi
Thèm trông con hạc nó lên giời
Hạc kia bay bổng tuyệt vời
Hỏi thăm cung Nguyệt cho người chọ không?

Cưỡi ngựa đi thăm bạn

Xanh xanh cỏ mọc chân giời
Xăm xăm trên ngựa nọ người đâu ta
Tri âm ai đó?
Dặm đường còn xa

Trên ao sen chơi hoa

Hỏi hoa, hoa chẳng nói
Trông hoa, hoa lại cười
Hoa nô cũng giống chơi bời
Yêu hoa, hoa có yêu người hay không?
Nước xanh càng tỏ thức hồng

Trên bờ sông chơi giăng

Người cũng chưa già
Giăng cũng chưa già
Sông thu một khúc mặn mà cả hai
Trần ai, giăng hỡi, yêu ai?

Đốt lò sưởi xem sách

Tuyết sương lạnh ngắt sự đời!
Đốt lò hương, hỏi chuyện người ngày xưa

Bài ca thi của hai tiên nữ tiễn hai chàng Lưu, Nguyễn ra cửa động Thiên Thai về trần

(Điệu Hoa phong lạc)
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn rêu nhạt
Nước chẩy hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận giời
Giời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động đầu non đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng giăng chơi

Tâm sự nàng Mỵ Ê lúc gieo mình xuống sông Châu Giang bài 1

(Điệu Vân thê)
Châu Giang một dải sông dài
Thuyền ai than thở một người vương phi
Đồ Bà thành phá huỷ
Ngoạ Phật tháp thiên di
Thành tan tháp đổ
Chàng tử biệt
Thiếp sinh ly
Sinh ký đau lòng kẻ tử quy
Sóng bạc nghìn trùng
Âm dương cách trở
Chiên hồng một tấm
Phu thê xướng tuỳ
Lời tác giả: Trong sử ta, đời Lý, vua Thái Tôn vào đánh Chiêm Thành, chém vua Chiêm là Sa Đẩu. Vợ vua Chiêm là nàng Mỵ Ê bị bắt xuống thuyền rồng đem về. Đến sông Châu giang phủ Lý Nhân, vua Thái Tôn truyền đòi ra hầu rượu, nàng ấy lấy một tấm chiên hồng quấn mình gieo xuống sông, nay có đền thờ tại Phủ Lý.

Tâm sự nàng Mỵ Ê lúc gieo mình xuống sông Châu Giang bài 2

(Điệu Hoa phong lạc)
Ơi mây! ơi nước! ơi giời!
Đũa ngọc mâm vàng giọt luỵ rơi
Nước sông trong đục
Luỵ thiếp đầy vơi
Bể bể, dâu dâu, khóc nỗi đời
Giời ơi! nước hỡi! mây hời!
Nước chẩy, mây bay, giời ở lại
Để thiếp theo chồng mấy dặm khơ

Văn dẫn

(Điệu đưa thư này, trong sự hát nhà trò, đọc theo lối gửi thư)
Thương ai, nhớ ai
Người ta lúc mới sinh mà tình cũng sinh, rồi hình thể mỗi ngày mỗi nhớn.
Tri giác hẹp mà thuần thời tình ít; tri giác rộng mà tạp thời tình nhiều.
Tình ít cho nên có ran ríu thời thương, có biệt ly thời nhớ; không thương người không biết, không nhớ người vu vơ.
Thế gian thế cả, sao mình thời không?
Nào biết ai thương mình, mà mình cứ thương.
Nào biết ai nhớ mình mà mình cứ nhớ,
Ai nhớ mình không hay, chắc cũng không ai mong mình nhớ.
Ai thương mình không biết, chắc cũng không ai mong mình thương.
Cũng chẳng qua đáng thương thời thương, nên nhớ thời nhớ.
Cũng chẳng qua sẵn bụng thương thời thương, thừa bụng nhớ thời nhớ.
Cũng chẳng qua cái giống đa tình, nằm không ngồi rồi mà sinh ra nhớ hão thương vay.
Ran díu mà thương, cũng có lúc thương người tứ hải,
Biệt ly mà nhớ, cũng nhiều khi nhớ kẻ bất tri tình.
Nhân ngồi rồi viết chơi mấy bức thư, cũng để trút vợi bớt những nguồn thương bể nhớ.

Thư đưa người tình nhân có quen biết

Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi
Viết bức thư này gửi đến ai
Non nước thề nguyền xưa đã lỗi!
Ân tình nay có bốn su thôi
Ngàn sương bạc bay qua tiếng nhạn
Ngọn đèn xanh khêu cạn đĩa dầu
Mình ai chiếc bóng đêm thâu
Nỗi riêng, riêng một mối sầu vì ai
Tâm sự ấy nói dài sao xiết
Giấy mực đâu vẽ hết du mà!
Dở dang là chữ tài hoa
Chắp tay vái lạy giăng già chứng cho
Kể từ độ giang hồ lạc phách
Hội tương phùng đất khách đôi ta
Biết nhau khi mới mười ba
Tuần giăng chưa mãn, nụ hoa chưa cười
Cùng một thủa ăn chơi nhàn biếng
Trải mấy thu hơi tiếng vừa quen
Canh khuya hai bóng một đèn
Gió mai sương sớm, đơn mền có nhau
Dạ bảo dạ vàng thau gắn bó
Năm lại năm mưa gió đê mê
Một tường lá rủ hoa che
Bắc nam mấy độ đi về dưới giăng
Duyên hồ thắm bỗng nhưng lại nhạt
Mối tơ vương đứt nát tan tành
Tấm riêng riêng những thẹn mình
Giữa đường buông đứt gánh tình như không
Gập tờ giấy niêm phong hạt lệ
Nhờ cánh tem bay đệ cung mây
Ái ân thôi có ngần này
Thề nguyền non nước đợi ngày tái sinh

Thư đưa người tình nhân không quen biết

Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi
Viết bức thư này gửi đến ai
Non nước xa khơi tình bỡ ngỡ
Ai tri âm đó? nhận mà coi
Làn mây biếc long lanh đáy nước
Ánh tà dương ngả gác non đoài
Tranh kia ai vẽ cho giời?
Ngoài sơn thuỷ lại một người đứng trơ
Hồn kiếp trước ngẩn ngơ chưa tỉnh
Mối tình riêng vơ vẩn càng thêm
Tuyệt mù tăm cá hơi chim
Nào người nhớ hỏi thăm tìm là đâu
Kể từ độ lọt đầu se tóc
Cũng cùng mang tiếng khóc mà ra
Cội sầu ta lại với ta
Lọ quen biết mới gọi là tương tri
Cơn gió thảm có khi cùng khóc
Bóng giăng thanh lắm lúc cùng chơi
Gượng vui cũng một nét cười
Nguyệt hoa cùng trải nước đời như nhau
Bể trần hải chẳng sâu mà sóng
Cầu hành tinh đã rộng thêm tròn
Tài tình một gánh con con
Đông, tây, nam, bắc, ai còn gặp ai
Nỗi bèo nước đã thôi thời thế
Tình cỏ sương chưa dễ mà khuây
Phòng văn giở lại gót giầy
Chén tương tư rót cho đầy lại vơi
Tấc son giãi mấy nhời huê bút
Tờ giấy bay theo ngọn gió đông
Lòng kia hỡi có in lòng?
Nước non khơi cách nghìn trùng chưa xa

Trên đây là các bài thơ nằm trong phần Đề và Từ của tập Khối tình con II Tản Đà. Qua các bài thơ này ta có thể thấy được tài năng và khuynh hướng văn chương của ông. Đó chính là một năng lực sáng tác vô hạn. Hơn nữa thơ Tản Đà cũng được đánh giá cao về sự sâu sắc của mình. Đừng quên đón đọc những bài thơ tiếp theo của Tản Đà để cùng cảm nhận và hiểu hơn về phong cách thơ của ông bạn nhé!
Xem thêm: Nhà thơ Tản Đà và phần Thù tiếp, Hài hí (Tập Khối tình con II 1918)