Bài thơ Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh) – Đóa hoa xuân của một nhân cách lớn

Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Nó được viết trong thời điểm kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Trong không khí của cuộc chiến đang giành thắng lợi Bác Hồ đã viết bài thơ Nguyên tiêu. Và nó được đánh giá như là một đóa hoa xuân rực rỡ sắc hương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh bạn nhé!

Bài thơ Nguyên tiêu

元宵

今夜元宵月正圓,
春江春水接春天。
煙波深處談軍事,
夜半歸來月滿船。

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Bài thơ Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh) - Đóa hoa xuân của một nhân cách lớn

Cảm nhận bài thơ Nguyên tiêu

Nguyên tiêu là một bài thơ được viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 hòa chung không khí của cuộc chiến ấy Bác Hồ đã viết bài Nguyên Tiêu như là một lời cổ động, một đóa hoa xuân rực rỡ sắc hương.

Hình ảnh trăng rằm tháng giêng

Mở đầu bài thơ Hồ Chí Minh đã mở ra một khung cảnh của đêm trăng. Đó là một khung cảnh tuyệt vời với bầu trời tròn vành vạnh. Trăng của đêm rằm tháng giêng mang một vẻ đẹp tuyệt vời. Sở dĩ có điều này bởi nó có hơi thở của mùa xuân. Vào nguyên tiêu, đêm trăng như đẹp thêm và được dát trên nền trời và khắp mọi nẻo đường.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Chính ánh trăng này đã làm cho cảnh vật xung quanh mang màu sắc tươi đẹp hơn. Đất nước được tô màu sắc mới. Dòng sông cũng trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn. Bởi mùa xuân là mùa của chồi non, của sự sống. Cảnh xuân phơi phới ở khắp nơi. Chính trong cái không khí đó đã làm nổi bật sự sống. Sở dĩ có được điều này nhờ 3 từ xuân. Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên.
Mùa xuân ở đây có màu xanh của sông nước nên gợi được một sức sống vô cùng mãnh liệt và văng tràn nhựa sống. Đó cũng chính là niềm vui sướng tự hào. Và hình ảnh trăng cũng chính là người bạn của thi nhân. Nó cũng đã xuất hiện trong nhiều bài thơ khác nhau của Người.
Bài thơ Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh) - Đóa hoa xuân của một nhân cách lớn

Nỗi lòng của một nhân cách lớn

Với Nguyên tiêu Hồ Chí Minh không chỉ miêu tả cảnh sắc đêm trăng nguyên tiêu mà nó còn là nỗi lòng của một nhân cách lớn. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường mà đó chính là ánh trăng của với khói sóng. Bởi người không chỉ mang tư cách là một thi sĩ mà còn là một chiến sĩ cách mạng.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Vị lãnh tụ ấy đang bàn việc quân trên chiếc thuyền nhẹ. Đó cũng chính là điều kiện thuận tiện để thưởng trăng. Với lối thơ tứ tuyệt, bài thơ này chứa đựng phong cách Đường thi. Và nó vừa có nét hiện đại vừa có nét cổ điển. Sau quãng thời gian bàn việc quân đêm đã về khuya thì con thuyền lại chở trăng về trên sông nước mênh mông.
Trong bài thơ Nguyên tiêu này ta cảm thấy con người đang trôi nhẹ nhàng sau màn sương khói. Và nó hiện lên thật đẹp đẽ với hình ảnh của người chiến sĩ đang bàn việc quân. Đó cũng chính là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước. Để làm nên một khát khao chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc.
Ở bài thơ Nguyên tiêu ta cảm nhận được khung cảnh và phong vị của một bài Đường thi. Ở đó có con thuyền, trăng, sóng, xuân… và trong khung cảnh ấy có bóng dáng của người chiến sĩ. Nó được đánh giá như là một đóa hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn và đạo đức của Hồ Chí Minh. Tổng hòa lại ở đó ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời cũng bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Đó là sự tổng hòa của cốt cách người thi sĩ và chất chiến sĩ trong đó.