Lai Tân ( Hồ Chí Minh ) – Bài Thơ Châm Biếm Xã Hội Trung Hoa Dân Quốc

Lai Tân là một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hồ Chí Minh. Ông không chỉ là một nhà thơ đơn thuần mà còn là một vị cha , một vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Những bài thơ của ông gắn liền với giai đoạn kháng chiến của tổ quốc. Ông có một kho tàng thơ vang danh được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến
Lai Tân là một bài thơ được trích từ tập thơ ” Nhật Kí Trong Tù ” trong thời ông bị bắt giam. Hồ Chí Minh mỉa mai, châm biếm sâu cay bọn thống trị bằng ngòi bút trong hoàn cảnh tù đày, gông xiềng. Bài thơ đã bộc lộ rõ sự phẫn nộ của ông về một xã hội cũ nát
Mời các bạn hãy đón xem bài thơ đặc sắc này ngay sau đây!

I. Vài nét về nhà thơ Hồ Chí Minh

– Hồ Chí Minh 胡志明 (1890-1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, rồi Hồ Chí Minh. Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng và từng làm việc cho triều Nguyễn, nhưng bị cách chức vì có tinh thần yêu nước thương dân, ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp.
– Thân mẫu cụ bà Hoàng Thị Loan là con gái một nhà Nho làm nghề dạy học nên cũng được học ít nhiều, bà tính tình hiền hậu, đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh và anh là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia chống thực dân Pháp.
– Quê hương của Người (làng Kim Liên quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885-1896), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1908), Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905-1908), Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1885-1913).
– Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước, năm 1911 Người quyết định vượt biển sang phương Tây, quê hương của những cuộc cách mạng dân chủ, nơi có nền khoa học và kỹ thuật phát triển để thực hiện mục đích là dành độc lập, tự do. Trước khi xuất dương tìm đường cứu nước Người đã có thời gian học tại các trường học tại Vinh, Huế nên có điều kiện chủ động và nhanh chóng hoà nhập vào xã hội phương Tây.
– Người nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin khi hoạt động trên đất Pháp. Chính vào lúc phong trào cách mạng Pháp đang dâng cao dưới ảnh hưởng tốt đẹp của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và thông qua những đại biểu của những người cùng khổ nhất của nước Pháp, Người đã bắt gặp chân lý cứu nước là chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và là một trong số những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp (1920).
– Từ năm 1921 đến 1930, với những hoạt động phong phú và sáng tạo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc… vừa ra sức học tập nâng cao trình độ lý luận cách mạng vừa tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế cộng sản, viết sách, báo, mở lớp huấn luyện đào tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam một cách hệ thống…
– Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng Hai 1930) trong những năm tiếp theo, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng, có thời gian bị bắt và tù đày trong nhà lao đế quốc Anh ở Hồng Kông (1931-1932), Người vẫn theo dõi sát sao phong trào cách mạng trong nước, kịp thời đóng góp với Trung ương Đảng ở trong nước nhiều ý kiến cụ thể để chỉ đạo tốt đường lối của Đảng.
– Ngày 8 tháng Hai 1941, Người trở về Tổ quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào tháng Năm 1941.
– Tháng Tám 1942 với tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam bên đó và lực lượng của Đồng minh. Vừa qua biên giới, Người đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam hơn một năm, qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Thời gian Người đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký, một tác phẩm lịch sử và văn học được đánh giá cao.
– Người đã vận dụng thành công học thuyết Mác Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
– Sau ngày Tuyên ngôn độc lập (ngày 2 tháng Chín 1945) tình hình đất nước vô cùng khó khăn, vì giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội (1954). Sau giải phóng miền Bắc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền Nam, Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
– Hồ Chí Minh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến cứu nước, Người chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh chính nghĩa và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh thắng bọn xâm lược.

II. Bài Thơ Lai Tân Của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một nhà thơ vĩ đại . Ông sở hữu cho mình những bài thơ vang danh cho đất nước. Những bài thơ của ông đa phần bộ lộ tình yêu thương mãnh liệt. Với ngòi bút sắc bén, ông đã cho ra đời bài thơ Lai Tân nhằm tố cáo, châm biếm chế giễu, lên án nhà tù và chế độ xã hội Trung Hoa dân Quốc
Nếu bạn là một người yêu thơ thực thụ, chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ một bài thơ đặc sắc và hấp dẫn như thế này được phải không? Ngay bây giờ mời các bạn cảm nhận và suy ngẫm về bài thơ Lai Tân này nhé ! 

Lai Tân 來賓

監房班長天天賭,
警長貪吞解犯錢。
縣長燒燈辨公事,
來賓依舊太平天。
Lai Tân
Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch nghĩa
Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.

III. Phân Tích Bài Thơ Lai Tân 

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tố “trữ tình” và “hiện thực”, “Lai Tân” là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Nó là một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.
Với tư cách là người thư ký trung thành của thời đại, Bác đã ghi lại một cách khách quan những cảnh:

“Giam phòng ban trưởng thiền thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự”

Hồ Chí Minh chỉ có thể mỉa mai, châm biếm sâu cay bọn thông trị bằng ngòi bút trong hoàn cảnh tù đày, gông xiềng. Từ cái mặt bên ngoài đến tận cùng những ngóc ngách bên trong của bộ máy thống trị Trung Hoa quốc dân đảng đã chứa đầy những mâu thuẫn. Tác giả “Lai Tân” đưa ra ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch đó là: “Ban trưởng”,”cảnh trưởng”, “huyện trưởng”. Cái chức “trưởng’ của họ khá oai vệ, đầy uy lực, nhưng việc làm của họ đầy khuất tất, bất chính.
Khuôn khổ bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại được đặt liên tiếp ba chừ “trường” trong ba câu thơ đầu là sự “cố tình” dùng phép lặp của Bác trong việc dựng lên những chân dung tiêu biểu của giai cấp thống trị. Ba câu thơ – mỗi câu là một bức tranh sống động mang tính thời sự nóng hổi, chân thật đến từng chi tiết được vẽ bằng nét bút bình thản, lạnh lùng. Bức thứ nhất bày ra trước mắt mọi người là hình ảnh một “ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Bức thứ hai là hình ảnh “cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải”.
Cả ban trưởng và cảnh trưởng đều là những công cụ thi hành pháp luật rất đắc lực của cái xã hội đầy rẫy những bỉ lậu, xấu xa. Chúng khoác trên mình chiếc áo “công lý” để làm những việc “bất công lý” một cách thường xuyên hết ngày này đến ngày khác. Chức “trưởng” của chúng đã to, sự phạm pháp của chúng còn lớn hơn ngàn vạn lần. Tiếng cười trào lộng bật lên từ nghịch cảnh đó. Thoạt tiên, mới nhắc đến “ban trưởng”, “cảnh trưởng” thiết tưởng đó là những người cầm cân nẩy mực chắc hẳn phải công minh, trong sạch nhưng ta thực sự bất ngờ khi biết chúng chẳng qua là những con mọt dân, gây rối, bắt bớ dân để mà tham nhũng, cờ bạc. Chúng mượn cái danh để tự đặt ra cho mình cái quyền thích làm gì thì làm.
Đất Lai Tân có ban trưởng, cảnh trưởng tưởng chừng cuộc sống bình yên nhưng trớ trêu thay trật tự an ninh không được đảm bảo, những vi phạm pháp luật vẫn diễn ra đầy rẫy mà những kẻ đứng đầu bộ máy thống trị ở Lai Tân cũng chính là những kẻ cầm đầu những chuyện phạm pháp đó. Nực cười thay, nhà tù là nơi giam giữ những kẻ phạm tội vậy mà lại chính là nơi để tội phạm có thể thịnh hành rộng rãi nhất, tiêu biểu hơn cả, nhiều hơn cả vẫn là tội phạm cờ bạc mà chính giai cấp thống trị nhà lao cũng là những “đổ phạm”. Cái nghịch cảnh “đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai” là hiện thực thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch không thể phủ nhận được.
Cấp dưới sống và hành động bê tha, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên – huyện trưởng – vẫn đêm đêm “chong đèn lo công việc”. Mức độ mỉa mai, châm biếm của tác giả tăng dần. Kích thước của những bức tranh về sau to hơn, rộng hơn bức trước. Từ chân dung một ban trưởng trông coi một phạm vi nhà tù nhỏ hẹp tới một cảnh trưởng cai quản một địa phận lớn hơn đến một huyện trưởng cai trị một vùng rộng lớn và bao quát cả quyền của ban trưởng cảnh trưởng.
Bức tranh thứ ba mở ra hình ảnh “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự’ vẻ ngoài tưởng mẫu cách, sát sao với “công việc” nhưng thực ra lại là một kẻ quan liêu, vô trách nhiệm, không biết tay chân, cấp dưới làm những gì, phạm pháp những gì. Câu thơ phạm luật “nhị tứ lục phân minh” ở một chữ “công”. Bao mỉa mai, đả kích sâu cay dồn nén vào một chữ “công” đó. Huyện trưởng “lo công việc” hay là mượn “việc công” để tạo một tấm bình phong che cho mình “io việc riềng”, “chong đèn’ hút thuốc phiện? Tác giả đặt chữ “đăng” chính giữa câu thơ không nhằm mục đích tỏa sáng chận dung huyện trưởng mà nhằm đối lập, phản chiếu cái tối tăm của bộ máy thông trị Lai Tân (nói riêng), hệ thống chỉnh quyền Tưởng Giới Thạch (nói chung).
Giữa thực trạng ấy, thử hỏi bình yên ở đâu? Câu trả lời là: Bình yên vẫn ở chốn Lai Tân này!

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Câu trả lời bất ngờ đến mức khiến người đọc ngã ngửa người. Thì ra là thế! Lời bình giá đã đi ngược lại với tất cả những mục ruỗng, thối nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch được phơi bày ở trên. Từ lời bình giá đó đã vút lên một lời đã kích mạnh mẽ. Tác giả “Lai Tân” đã kết luận đầy châm biếm, mỉa mai sắc sảo và rất hùng hồn về cái xã hội ấy. Thủ pháp nói ngược của Bác đã làm bật ra tiếng cười trào phúng. ‘Trờiđất Lai Tân vẫn thái binh”. Đúng vậy! Nhưng chỉ một chữ “vẫn” cũng đủ “điếng người’. Một cái bĩu môi dài, một cái cười khẩy, một giọng mĩa kéo dài bắc đầu từ chữ “vẫn” ấy. Nghệ thuật nâng cao – quật mạnh, nâng cao 1 quật càng được Bác sử dụng rất công hiệu ở câu thơ cuối bài này đã lay tỉnh người đọc nhìn sâu vào xã hộ ấy mà xem xét, đánh giá đúng thực chất của nó.
Như con đà điểu thấy nguy hiểm là húc đầu vào sâu trong cát, giai cấp thống trị ở Lại Tân thấy trời đất thái bình là tưởng thây yên ổn chúng bằng lòng với cách thái bình đó mà không ngờ rằng dó chi là cảnh thái bình giả dối, trong đó chất chứa rất nhiều sóng gió, hiểm nguy. Điều ấy cũng thể hiện sự ngu dốt, vô trách nhiệm hết sức của bọn chúng. Ba bức tranh – ba chân dung của ba kẻ đại diện cho giai cấp thông trị chế độ Tưởng Gịới Thạch ghép lại với nhau thành một bức tranh lớn – một chân dung lớn đầy đủ, trọn vẹn về xã hội Trung Hoa quốc dân đảng. Với “nghệ thuật vế đường tròn dồng tâm”t tác giả “Lai Tân’ đã vẽ được một bức tranh sinh động mỗi lúc một toàn diện hơn chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.
Nhà “dột từ nóc dột xuống” chỉ qua một huyện Lai Tân mà cả bộ mặt thối nát, bỉ lậu của xã hội Tưởng được phơi bày. Tác giả đã phủ định triệt để tận gốc giai cấp thống trị ấy. Cái “loạn” của mảnh đất Lai Tân được tô đậm bằng màu xám, màu tối của những bê tha, xấu xa, vô trách nhiệm, rất quan liêu của văn võ bá quan. Và hơn thế, nó được “trang trí” bằng sự “thái bình” nhưng ai cũng hiểu trời đất Lai Tân “thái bình” như thế nào. Cách kết thúc bài thơ của Hồ Chí Minh giống lối thơ trào phúng truyền thống của các nhà thơ trào phúng Việt Nam như Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương… đồng thời đậm chất (gây cười) của phương Tây. Hai chữ Lai Tân dường như không chỉ là một tên huyện đơn thuần mà tự bản thân nó đã mang một lớp nghĩa là mảnh đất mới, sáng sủa, bình yên. Và quả thật, huyện Lai Tân rất bình yên – bình yên “như xưa”.
Nhưng “như xưa” ở đây nghĩa là sự trì trệ, là chậm chạp không phát triển đã thành truyền thông; “như xưa” là không hề đổi thay, là duy trì những cái xâu xã, bĩ lậu của ngày trước. Hồ Chí Minh đã đả kích trực tiếp và khách quan chế độ Tưởng, do đó sức tế cáo, châm biếm của nó rất mạnh mẽ, quyết liệt. Bác đã giáng những đòn liên tiếp, chính xác vào xã hội ấy khiến nó phải “quần lèn” ở nhát đòn quyết định có tên là “thái bình”.
Không phải chỉ ở “Lai Tân” mà ở rất nhiều bàỉ thơ khác của “Nhật ki trong tu Bác cũng đã đả kích châm biếm sâu sắc xã hội Tưởng Giới Thạch như “Trảng binh gia quyến”, “Đổ”, “Đổ phạm’. Đó là “những ngón đòn trào phúng thâm thúy mà Bác đă đánh thẳng vào kẻ thù, vạch trần cái vô lý, tàn tệ” của chế độ ấy khiến “ta cười ra nước mắt”. Tiếng cười trào lộng cất lên vừa trữ tình, vừa đẩm chất trí tuệ khiến ta thoải mái, hả hê.
Ta chợt nhớ tới Tú Xương ngày trước cũng từng có một tiếng cười trào lộng như thế: “Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ẩy cùng bình yên”. (Đừa ông phủ)
Tiếng cười dân tộc đã thâm nhuần trong thơ hiện thực trào phúng của Hồ Chí Minh mà càng đọc ta càng thây nó sâu cay. “Lai Tân” là một bài thơ cũng năm trong số đó. Vừa có ý nghĩa hiện thực chân xác, vừa mang tính chiến đâu sắc mạnh tố cáo châm biếm cao độ, bài thơ đã giúp ta hiểu thêm về xã hội Tưởng Giới Thạch và hiểu hơn tâm hồn tài năng của Bác.
Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng cho bạn bài thơ Lai Tân sâu sắc của nhà thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ mang tính hiện thực sâu sắc lột trần một xã hội thối nát. Đồng thời tố cao, châm biếm những vị được xem là lãnh đạo đất nước nhưng lại sống quá bê tha bỏ bê, chèn ép người dân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!