Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 3
Nguyễn Đình Chiểu được biết đến với nhiều sáng tác vô cùng nổi tiếng. Trong đó không thể không nhắc tới truyện thơ Ngư tiều y thuật vấn đáp. Đây là một tập truyện thơ dài với hai nhân vật chính là Tử Phước và Mộng Thê Triền. Họ vì hoàn cảnh mất nước nên đã đi làm ngư, tiều sau đó gặp Đạo Dẫn, Nhập Môn và Kì Nhân Sư truyền cho y thuật cứu đời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các hồi mà Nguyễn Đình Chiểu viết trong Ngư tiều y thuật vấn đáp bạn nhé!
Hồi 08
Ngư rằng: Xin cạn lời trao,
Lệ xưa dùng thuốc dường nào đặng tinh?
Dẫn rằng: Gắng sức học hành,
Rộng xem sách thuốc, gẫm tình dùng phương.
Nhớ câu đối chứng lập phương,
Quân, thần, tá, sứ đo lường chớ sai.Vua tôi hoà hợp theo loài,
Đừng cho phản uý làm tai hại người.
Mở ra mấy cửa chỉ ngươi,
Bảy phương đã sẵn, lại mười tễ dư.
Phương là đại, tiểu, ngẫu, cơ,Phức, cùng hoãn, cấp, sờ sờ khá trông.
Tễ là bổ, tả, tuyên, thông,
Trọng, khinh, hoạt, sáp, táo cùng thấp thôi.
Bảy phương, mười tễ biết rồi,
Mặc trau thang, tán, mặc dồi hoàn, đan.Làm thang, làm tán, làm hoàn,
Ít nhiều cân lượng dón bàn phân minh.
Phải coi vị thuốc cho rành,
Gạn màu thật, giả, xét hình mới, lâu.
Lại xem bào chế phép mầu,Khuyên đừng lỗi tính, nào cầu khéo tay.
Sẵn dùng muối mặn, gừng cay,
Dấm chua, mật ngọt, rượu say, đồng tiền (tiện).
Coi theo vị thuốc chế liền,
Hoặc sao, hoặc nướng, hoặc chuyên nấu dầm.Chớ cho vị độc hại thầm,
Khiến vào kinh lạc chẳng lầm mới hay.
Mật ong vào phế là thầy,
Muối kia vào thận, dấm này vào can.
Nước gừng vào chỗ tỳ quan,Rượu cùng nước đái vào đàng tâm kinh.
Cho hay mấy vị dẫn kinh.
Muốn nên công hiệu, phải tinh chế dùng.
Vị nào dùng sống, sạch tinh,
Vị nào dùng chín tốt hình mới nên.Lại gìn năm cấm chớ quên,
Răn người uống thuốc cho bền cữ ăn.
Mặn thời máu chạy làm nhăng,
Hỡi ôi bệnh huyết chớ ăn mặn mòi.
Cay thời hơi chạy chẳng thôi,Hỡi ôi bệnh khí chớ giồi ăn cay.
Đắng thời hay chạy xương ngay,
Hỡi ôi cốt bệnh đắng rày chớ ăn,
Chua thời hay chạy gàn săn,
Hỡi ôi cân bệnh chớ ăn chua nhiều.Ngọt thời thịt chạy có chiều,
Hỡi ôi nhục bệnh chớ nhiều ngọt ăn.
Thánh xưa cặn kẽ bảo răn,
Hễ bưng thuốc uống, vật ăn phải dè.
Vật ăn nhiều món khắt khe,Miệng thèm chẳng nhịn, thời e hại mình.
Giả như thuốc có Truật, Linh,
Thấy mùi tỏi, dấm thật tình chẳng ưa.
Uống trà thời chớ ăn dưa,
Hoàng liên, Cát cánh phải chừa thịt heo.Thường sơn, hành sống chẳng theo,
Địa hoàng, củ cải, lại chèo nhau ra.
Thịt trâu, Ngưu tất tránh xa,
Xương bồ, Bán hạ chẳng hoà thịt dê.
Vật ăn khắc thuốc bộn bề,Mỡ, dầu, thịt, cá ê hề…noi dai.
Trái cây rau sống nhiều loài,
Cữ kiêng thời khá, kèo nài thời đau.
Ta xin đón nói một câu:
“Bệnh tòng khẩu nhập”, phải âu giữ mình.Phép dùng thuốc muốn cho tinh,
Hợp theo nước, lửa, sinh, thành số dương.
Như vầy mới thật tiên phương,
Mới rằng tâm pháp rộng đường xưa nay,
Sau rồi coi sách thời hay,Lời ca thi quyết ta nay truyền lòng:
Dựng dược tổng quyết
(Tổng quyết về phép dùng thuốc)
Dịch nghĩa:
Các vị làm quân, làm thần phải hoà hợp, không trái nghịch.
Bảy phương mười tễ đều có phép tắc,
Hoặc sắc thành thang, viên làm hoàn, tán làm bột, luyện làm đan, liệu mà châm chước.
Các vị thuốc thực, giả, mới, cũ phải xem xét tỉ mỉ.
Theo phép tắc mà bào chế, chớ cậy khéo léo,
Vị chín thì thăng, vị sống thì giáng, phép cũ định rồi.
Cho uống kịp thời, lại phải biết những điều kiêng kỵ,
Dùng cho đúng và hợp, không sơ sót, đó là thuốc tiên.Chế dược yếu phương
(Những điều quan trọng trong việc chế thuốc)
Dịch nghĩa:
Nguyên hoa vốn lợi thuỷ, nhưng không sao dấm không thông.
Đậu xanh vốn giải độc, nhưng để nguyên vỏ không công hiệu,
Thảo quả chữa đầy bụng, nhưng để vỏ lại sinh tức ngực,
Hắc sửu để sống lợi thuỷ, gặp Viễn chí thành có độc,
Bồ hoàng để sống thông huyết, dùng chín thì bổ huyết.
Địa du là thuốc cầm huyết, nhưng dùng ngọn thì huyết không cầm.
Trần bì chuyên chữa khí, nếu để cả màng trắng thì bổ vị.
Phụ tử là vị cứu dương, nếu dùng sống thì chữa được bệnh phong ngứa.
Thảo ô chữa phong tê, nhưng dùng sống lại gây bệnh.
Nhân ngôn đốt qua hãy dùng.
Các loại đá thì phải nung,
Ngâm dấm thì mới tán nhỏ được,
Lề lối phải cho khéo.
Xuyên khung phải sao bỏ chất dầu, vì dùng sống sinh tê đau.Dược hữu cửu trần ca
(Bài ca về kinh nghiệm dùng chín vị thuốc)
Dịch nghĩa:
Trần bì, Bán hạ với Hương nhu,
Chỉ thực, Chỉ xác, Ngô thù du,
Kinh giới, Ma hoàng cùng Lang độc,
Muốn hay, cần phải để cho lâu.
Hồi 09
Tiều rằng: Xuân, hạ, thu, đông,
Bốn mùa dùng thuốc chữa thông đạo thường.
Dẫn rằng: Trời bốn khí thường,
Xuân ôn hạ nhiệt, thu lương, đông hàn.Theo mùa dùng thuốc thời an,
Mùa nào khí nấy, phải toan nhớ dồi.
Mùa xuân thời khí nóng bồi,
Hốt trong thang thuốc gia mùi thanh lương.
Mùa hè thời khí nóng thương,Hốt trong thang thuốc thêm lương cho nhiều,
Mùa thu khí mát hiu hiu,
Gia vào vị ấm mới điều hơi dương.
Mùa đông khí lạnh thấu xương,
Gia vào vị nóng ngăn đường tà âm,Nào lo trị bệnh, thuốc lầm,
Bốn mùa tay thước đều cầm ở ta.
Kinh rằng: “Vật phạt thiên hoà,
Tất tiên tuế khí” ấy là lời ngay.
Đạo thường giữ vậy thời hay,Dù nhằm bệnh biến mặc tay dùng quyền.
Làm thầy há dễ một thiên,
Lòng hay chế biến cho chuyên mới ròng.
Tiều rằng: Tinh thuốc bằng thông,
Cứ theo Bản thảo xây dùng nên chăng?Dẫn rằng: Bản thảo ó ngằn,
Coi kinh Tố vấn bệnh căn mới tường:
Biết đau bởi khí nào thương,
Thừa theo tính thuốc, dựng phương ra dùng.
Hỡi ôi học thuốc dày công,Còn nhiều phép bí ở ông Đan Kỳ.
Ngư rằng: Mối đạo rừng Y,
Nối qua mở lại, tên gì xin nghe?
Dẫn rằng: Ta chẳng nói khoe,
Lớn thay đạo thuốc chống bè hoá công.Viêm Hoàng là họ Thần Nông,
Dọn ra Bản thảo, thật công mở đầu.
Có vua Hoàng Đế ráp sau,
Cùng ông Kỳ Bá hỏi nhau nạn đời.
Nội kinh từ ấy nên lời,Văn trời, lý đất, bệnh người đủ biên.
Nhờ câu “y đạo đại nguyên”,
Một pho Tố vấnlưu truyền xưa nay.
Hai mươi bốn quyển rõ bày,
Trong chia tám chục một rày thiên danh.Mấy lời đại luận rất tinh.
Phép màu, ý nhiệm máy linh không cùng.
Vẽ đường kinh lạc ngoài trong,
Xây năm vận khí, cách chồng theo năm,
Trị ngoài có phép biếm châm,Trong thời thang dịch sửa cầm mạng dân.
Từ Hiên, Kỳ thị xuống lần,
Đời nào cũng có bậc thần thánh ra.
Như ông Biển Thước nhà ta,
Tám mươi mốt quyển gọi là Nạn kinhNhư ông Hoàng Phủ tài lành,
Dọn Kinh Giáp Ất để danh thơm đời,
Hán, Đường nhẫn xuống nhiều đời,
Ông Trương Trọng Cảnh mấy người dám tham?
Coi pho Kim quỹ ngọc hàmTrong, ngoài, hư, thực, phép làm rộng xa.
Hà Gian Lưu tử nối ra,
Bệnh nguyên, yếu chỉ, sách nhà hai pho.
Đông Viên ông Lý trời cho,
Mười pho bạt tuỵ, ý dò thẳm sâu.Đan Khê lại có thầy Chu,
Nhóm kinh sách thuốc đặng pho đại thành.
Ấy đều nơi gốc Nội kinh,
Diễn ra làm sách tinh anh cứu người.
Y thư kể hết các nơi,Buồn trâu đầy cột, sách đời biết bao.
Hồi 10
Tiều rằng: Sách thuốc chào rào,
Bọn ta tính học bộ nào cho hay?
Dẫn rằng: Đạo thuốc xưa nay,
Hơn trăm bộ sách, đều tay thánh hiền.Người sau lấy việc công truyền,
Tới trong có chỗ chú biên lỗi lầm.
Hỡi ai muốn trọn đạo tâm,
Xét nguồn, tỏ gốc, rộng tầm trong Kinh.
Nghĩa là Kinh biết đặng tinh,Chỗ hay nương lấy ý mình suy ra.
Lại coi các sách bách gia,
“Chiết trung” hai chữ, mặc ta học đòi.
Đạo đời ai dễ giấu mòi?
Dón nơi đại khái, hẳn hòi chỉ cho.Trước coi Bản thảo làm đò,
Sau xem Tố vấn, chín so bệnh tình.
Muốn sai vị thuốc hành kinh,
Lôi công Bào chế phép linh để lòng.
Muốn xây thang dịch cho ròng,Phép ông Y Doãn, tới trong lo lường.
Bệnh người ngoại cảm nhiều phương,
Học ông Trọng Cảnh một đường cho chuyên.
Nội thương học phép Đông Viên,
Bao nhiêu chứng nhiệt học quyền Hà Gian.Kìa như tạp bệnh nhộn nhàng,
Đan Khê phép cũ, khuyên chàng sử đương.
Mạch kinh đọc sách họ Vương,
Sự thân đọc sách ông Trương Tử Hoà.
Hỡi ơi nghề thuốc lắm khoa,Kể cho hết sách, nói ra bướu thừa.
Sách nhiều mà lý càng thưa,
Phương nhiều mà phép so xưa lỗi dòng
Muốn cho nguồn sạch dòng trong,
Nêu ngay bóng thẳng, ghi lòng lời ta.Ngư rằng: Miếu tổ một toà,
Thờ trong bài vị ấy là bậc chi?
Dẫn rằng: Trong miếu rừng y,
Tổ xưa vốn họ Phục Hy làm đầu.
Thiên nguyên ngọc sách trước trau,Mười đời tới Quỷ Du Khu đọc truyền.
Linh khu, Tố vấn noi biên,
Nối theo vua thánh, tôi hiền dạy ra.
Họ tên kể đặng mười ba,
Đều người thượng cổ y khoa mở dòng.Nho y bốn chục một ông,
Đều người kinh sử dày công học hành.
Theo trong khoa mục là mình,
Trương, Tôn bọn ấy dõi danh trên đời.
Minh y chín chục tám người,Tần, Sào bọn ấy tài tươi sáng loà.
Thế y hai chục sáu nhà,
Lâu, Từ bọn ấy nối cha nghiệp này.
Đức y mười có tám thầy,
Từ, Tiền bọn ấy lòng đầy yêu thương.Tiên y như bọn Trường Tang,
Có mười chín họ, truyền phang nhiệm màu.
Tính danh cộng đếm trước sau,
Hai trăm một chục năm đầu tiên sư.
Hồi 11
Tiều rằng: Trước họ Phục Hy,
Chưa hay nghề thuốc tên chi mở đàng?
Dẫn rằng: Người thuở Tam hoàng,
Có ông Tựu Thải mở mang mối đầu.
Dạy ông Kỳ Bá học sau,
Huyệt do kinh lạc, phép mầu cứu châm.Ngư rằng: Trong phép cứu châm,
Chẳng chờ thuốc uống mà âm dương hoà.
Xin lời vàng ngọc nhả ra,
Sách ông nào bí, vẽ ta học hành.
Dẫn rằng: Muốn học máy linh,Coi chừng trời đất trong hình người ta.
Độ trời giáp một năm qua,
Ba trăm sáu chục lẻ ra năm ngày,
Mình người kể khắp chân tay,
Ba trăm sáu chục năm vài lóng xương.Đếm theo kinh lạc âm dương,
Ba trăm sáu chục năm đường huyệt danh,
Khá coi Hoàng Phủ Châm kinh,
Cảnh Khôi Cứu pháp cùng Minh Đường đồ
Huyệt nào sâu cạn phải đo,Bệnh nào bổ tả phải dò cho thông,
Nhớ câu “đoạt dược chi công”,
Phép châm cứu ấy chẳng đồng phương thơ (thư).
Tiều rằng: Ta hãy còn mờ,
Ngoại khoa phép bí, biết thờ ông chi?Dẫn rằng: Từ thuở Hiên, Kỳ,
Có ông Du Phủ khôn bì ngoại phang,
Bệnh người chẳng dụng thuốc thang,
Xẻ đầu, mổ bụng, rửa gan, cạo trường,
Hoa Đà sách cũng khác thường,Hùng kinh chi cố, nhiều phương rất kỳ.
Cho hay mấy bậc thần y,
Để kinh sách lại thiếu gì ngoại khoa.
Đan Khê sau nhóm các nhà,
Bổ di một bộ ngoại khoa thêm rành.Khuyên ngươi gắng đọc Nội kinh,
Sờ sâu, mò kín, tỏ tình ngoài, trong.
Hồi 12
Ngư rằng: Kìa bốn lầu song,
Chưa hay bốn ấy để phòng coi chi?
Dẫn rằng: Tâm pháp nhà y,Vọng, văn, vấn, thiết, chữ ghi bốn lầu,
Vọng là xem sắc người đau,
Văn là nghe tiếng nói màu thấp cao,
Vấn là hỏi chứng làm sao,
Thiết là coi mạch bộ nào thật hư.Sau rồi thong thả học sư,
Bốn lời yếu quyết ta chừ đọc cho.Quan hình sát sắc
(Xem hình dáng, xét khí sắc)
Dịch nghĩa:
Thứ nhất là xem thần khí, sắc của người bệnh,
Xem nhuận hay khô, gầy hay béo, dậy cùng nằm thế nào.
Nhuận thì sống, khô thì chết, béo là thực,
Gầy là hư yếu, xưa nay vẫn truyền.
Lom khom là trong lưng đau, nhìn biết ngay.
Chau mày là nhức đầu, chóng mặt.
Tay không nhấc lên được là vai và lưng đau.
Bước đi khó nhọc là đau trong khoảng ống chân,
Chắp tay đè trước ngực là trong ngực đau,
Đè trước rốn là đau trong vùng bụng,
Trở dậy không ngủ được là đờm và nhiệt;
Thích ngủ là vì lạnh và hư khiến nên,
Quay mặt vào vách nằm co ro, phần nhiều là vì lạnh.
Ngửa mặt nằm sóng soải là vì bị nóng nung nấu.
Mặt, trên người và con mắt có màu vàng là bị bệnh thấp nhiệt.
Môi xanh, mặt xạm đen cũng là bị lạnh như trên.Thính thanh âm
(Nghe giọng, xét tiếng cười)
Dịch nghĩa:
Thứ hai là nghe xem tiếng trong hay đục;
Xét xem người bệnh nói thật hay nói xàm.
Tiếng đục biết ngay là bị đờm vướng lấp;
Tiếng trong, đó là vì bị lạnh ở bên trong,
Lời nói rõ ràng thì không phải là thực nhiệt;
Nói bậy và kêu gào thì bệnh nhiệt đã sâu lắm rồi.
Nói chuyện ma quỷ, lại còn trèo tường, leo mái nhà,
Đó là ngực bụng có đọng đờm, gọi là bệnh điên.
Lại có thứ bệnh kéo dài đã lâu ngày,
Bỗng nhiên mất tiếng, thì mạng ôi thôi!Vấn chứng
(Hỏi chứng lạnh)
Dịch nghĩa:
Thử hỏi đầu mình có đau hay không,
Nóng lạnh không ngớt thì rõ ràng là bệnh ngoại cảm.
Bàn tay nóng, ăn không biết ngon,
Đó là nội thương vì ăn uống hay nhọc mệt quá sức.
Trong lòng bồn chồn lại thêm bị ho,
Người gầy gò, đó là chứng âm hư hoả động.
Trừ ba chứng ấy ra, còn thì các chứng khác,
Như sốt rét, kiết lỵ đều có tên.
Từ đầu tới chân phải hỏi cho rõ.
Chứng bệnh tương tự, cần nghe cho cặn kẽ.Tạng phủ định vị
(xác định vị trí các tạng phủ)
Dịch nghĩa:
Tay trái là tim, ruột non, gan, mật, thận;
Tay phải là phổi, ruột già, lá lách, dạ dày và mệnh môn.
Tim và ruột non ứng với bộ Thốn tay trái.
Gan, mật cùng hội về bộ Quan tay trái.
Mạch thận nguyên ở bộ Xích tay trái.
Bàng quang là phủ của thận cũng ở đấy.
Phổi cùng ruột già ứng với bộ Thốn tay phải.
Lá lách, dạ dày xem ở bộ Quan tay phải.
Màng tim sóng đôi với tam tiêu, hợp với bộ Xích tay phải.
Đó là bí quyết cho kẻ mới học nghề y.
Trên đây là các hồi mà Nguyễn Đình Chiểu đã viết trong tập Ngư tiều y thuật vấn đáp. Có thể nói văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của ông mà sự nghiệp ấy còn lớn hơn nhiều. Bởi ông không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà giáo, người thầy thuốc và cũng chính là một nhà tư tưởng. Đừng quên đón đọc các phần tiếp theo của tập truyện thơ Nguyễn Đình Chiểu này bạn nhé!
Xem thêm: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 4
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu