Khung cảnh hữu tình trong Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh)

Hương Sơn phong cảnh ca là một sáng tác hay độc đáo và đã làm nên tên tuổi của Chu Mạnh Trinh. Đây là một vùng đất có vẻ đẹp, có vị thiền của danh lam đã hòa vào tâm hồn người. Và chính những điều này đã làm nên sức quyến rũ của phong cảnh nơi đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca để cùng cảm nhận bạn nhé!

Bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca

Mưỡu:
Đàn thông phách suối vang lừng,
Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe kinh.

Hát nói:
Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!

Bức tranh thiên nhiên từ Hương Sơn phong cảnh ca

Hương Sơn được nhắc tới trong bài thơ chính là một địa danh của huyện Mỹ Đức, Hà Tây. Đây được đánh giá là một vùng đất sơn thủy hữu tình và có động Hương Tích và nhiều cảnh quan khác nữa. Và đó cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Trong đó Hương Sơn phong cảnh ca được đánh giá là một bài thơ hay nhất viết về đề tài này. Bởi nó có tính nhạc du dương, đậm mùi Thiền và còn thể hiện được tâm trạng của nhà thơ.

Khái quát phong cảnh Hương Sơn

Ở những câu thơ đầu tiên nhà thơ đã dành thời gian để giới thiệu phong cảnh của Hương Sơn trong tầm mắt của du khách. Với một giọng điệu đầy tính trang trọng ta có thể cảm nhận được điều đó. Đó là một khung cảnh thiên nhiên mênh mông và chan hòa với màu sắc của Phật giáp. Và đây cũng chính là địa điểm được nhiều người yêu thích ghé chân tới.

Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bây lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi đây có phải?

Đó là một thiên nhiên tươi đẹp. Và lễ hội chùa Hương chính là một trong những đặc sắc nơi đây. Qua những câu thơ này có thể thấy được cảnh sắc non nước. Đó là khung cảnh với những tầng mây mây lớp lớp nhấp nhô trùng điệp làm người ta gợi về một khung cảnh kỳ vĩ. Và để rồi du khách trầm trồ và tự hỏi Hương Sơn đệ nhất động có phải là đây không?

Những nét đặc trưng nhất của Hương Sơn

Những câu thơ tiếp theo trong Hương Sơn phong cảnh ca nhà thơ đã dành thời gian để nói về tiếng suối, rừng và tiếng chuông chùa. Đây được xem như là những dấu ấn đặc trưng của Hương Sơn. Đó là hình ảnh bầy chim khẽ hát trong một hang động. Là dòng suối Yến với đàn cá tung tăng bơi looji thong thả. Cảnh vật được thể hiện một cách hài hòa và da dạng.

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!

Trên tiếng suối ấy là nơi có hang động cảnh Bụt. Và rồi một tiếng chuông chùa đâu đó đưa tới làm con người ta thêm phần mơ màng. Nó đã giúp cho xua đi mọi ưu phiền trong cuộc sống này. Cũng như làm con người ta giật mình chìm sâu hơn vào giấc mộng. Cũng chính câu thơ này đã mang lại cho ta nhiều dư vị khó quên.

Cảnh sắc trong Hương Sơn phong cảnh ca đã được rất nhiều bạn đọc yêu mến. Với lối viết tài tình của nhà thơ đã dễ dàng trong việc mô tả một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là một bức tranh dường như có nét chập chờn, bay bổng nhưng cũng thanh tịnh của chốn Hương Sơn. Và chính lời thơ và ý nhạc đã làm nên cái hay của bài thơ này.