Định cư Mỹ bằng cách nào? Những thay đổi luật di trú Mỹ mới nhất 2017
Bạn đang có nhu cầu định cư Mỹ nhưng chưa biết luật định cư như thế nào? Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin xoay quanh vấn đề này nhé. Chúng sẽ hỗ trợ bạn trong việc lên kế hoạch cụ thể và chi tiết nhất. Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để sang định cư Mỹ như định cư theo diện đoàn tụ gia đình, theo diện đầu tư,….giúp bạn nhanh chóng lấy được tấm thẻ xanh ở đất nước này. Không để bạn phải chờ đợi lâu, ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Định cư Mỹ bằng cách nào?
1.1. Định cư Mỹ dựa trên việc làm
Công dân nước ngoài cũng có thể trở thành thường trú nhân Mỹ thông qua chương trình visa định cư lao động. Visa định cư lao động trên cơ sở được lập ra dành riêng cho lao động nước ngoài nhập cư vào Mỹ với mục đích làm việc. Với các đối tượng là người lao động có tay nghề, lao động dạng chuyên gia, lao động phổ thông (Các lao động khác). USCIS cấp khoảng 140.000 visa hằng năm cho diện visa định cư này.
1.2. Visa định cư Mỹ dựa trên đầu tư
Visa định cư này được khởi xướng bởi quốc hội Mỹ vào năm 1990 với mục đích thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thông qua việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài để tạo ra việc làm cho công dân Mỹ. Với diện này, nhà đầu tư sẽ được cấp thẻ xanh khi hoàn thành các yêu cầu mà chương trình đưa ra.
Ngoài ra, còn 1 dạng visa đặc biệt nữa là visa L-1 dành cho các công ty ở nước ngoài muốn đầu tư vào Mỹ. Đối tượng dành cho chương trình này là các nhà quản lí hoặc giám đốc điều hành có nhu cầu sang Mỹ để thực hiện các vấn đề điều hành và quản lí công ty. Visa này là visa không định cư nhưng sau khi qua Mỹ bạn có thể nhờ luật sư di trú tư vấn chuyển sang diện khác để hợp pháp hóa việc định cư vĩnh viễn của mình.
1.3. Visa định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (FB)
Nhiều người nhập cư trở thành thường trú nhân của Hoa Kỳ bằng cách lấy thẻ xanh thông qua bảo lãnh bởi một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân hợp pháp. Người nhập cư có các thành viên trong gia đình là công dân Mỹ có đủ điều kiện để nộp đơn xin thị thực gia đình. Các thành viên trong gia đình gồm vợ, chồng, con còn độc thân dưới 21 tuổi, hoặc cha mẹ.
IR-1: Vợ của công dân Mỹ
IR-2: Con chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ
IR-3: Con nuôi của công dân Mỹ (ở nước ngoài)
IR-4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)
IR-5: Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ
Nếu người nộp đơn xin visa đã cư trú tại Mỹ, thì đơn xin visa gia đình được gửi thông qua sở Công dân và Di trú Mỹ (USCIS).
Đầu tiên, các thành viên gia đình của công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh I-130. Một khi đơn này được sự chấp thuận của USCIS, người nộp đơn phải nộp tiếp đơn I-485 để xin trở thành thường trú nhân. Người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký với Bộ Ngoại giao nếu họ không cư trú tại Mỹ. Sau khi I-130 được chấp thuận, đơn sẽ được gửi đến Trung tâm thị thực Quốc gia. Các ứng viên sau đó được yêu cầu tham dự một cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ ở đất nước của họ.
1.4. Visa định cư Mỹ diện ưu tiên gia đình
Các thành viên thân thích của công dân Mỹ cũng có thể hội đủ điều kiện để trở thành công dân thường trú. Các thành viên được xét duyệt trong diện này là:
Family First Preference – Diện ưu tiên gia đình 1 (F-1): Con độc thân của công dân Mỹ.
Family Second Preference – Diện ưu tiên gia đình 2 (F-2): Vợ, chồng, con chưa thành niên, chưa có gia đình và dưới 21 tuổi.
Family Third Preference – Diện ưu tiên gia đình 3 (F-3): Con đã kết hôn của công dân Mỹ.
Family Fourth Preference – Diện ưu tiên gia đình 4 (F-4): Anh chị em của công dân Mỹ
Không giống như visa định cư diện đoàn tụ gia đình, visa định cư diện ưu tiên gia đình có giới hạn về số lượng hằng năm. Số lượng visa F-1 được giới hạn ở 23.400 visa, số lượng visa F-2 được giới hạn ở ở 114.200 visa, số lượng visa F-3 được giới hạn ở 23.400 visa, và số lượng visa F-4 được giới hạn ở 65.000 visa.
Quá trình áp dụng cho các thành viên diện ưu tiên gia đình cũng tương tự như diện đoàn tụ gia đình. Đầu tiên, phải nộp đơn I-130. Sau đó, người nộp đơn phải nộp đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng của họ trở thành thường trú nhân cư trú tại Mỹ. Nếu họ sống bên ngoài Hoa Kỳ, đơn của họ sẽ được xử lý thông qua các Trung tâm thị thực Quốc gia và họ phải trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ nằm trong đất nước của họ.
2. Luật di trú Mỹ có những thay đổi gì?
2.1. Những điều mới trong luật di trú mỹ
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã lên tiếng về việc di chuyển ngày đáo hạn mỗi tháng từ đây sẽ dễ đoán hơn so với việc sử dụng một biểu đồ về ngày đáo hạn trước đây. Có nghĩa là Bộ Ngoại Giao sẽ ấn định những ngày đáo hạn dựa trên các thông tin giới hạn và tương đối. Theo như hệ thống mới, Bộ sẽ thẩm định số lượng chiếu khán cần có dựa trên số đơn xin chuyển diện I-485 mà Sở di trú nhận được.
Do đó các số liệu được sử dụng trong việc tính toán sẽ chính xác hơn số chiếu khán có thể cấp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hệ thống thông tin chiếu khán và có thể ngăn ngừa những ngày đáo hạn lên xuống quá thất thường hằng tháng. Từ đó vấn đề di chuyển ngày đáo hạn sẽ dễ dàng tiên đón được.
Để tạo sự thuận lợi hơn cho khách hàng, luật di trú cho phép người di dân đóng tiền trên mạng điện tử trả cho khoản lệ phí thẻ xanh 165 USD. Thêm vào đó, người đại diện có thể trả lệ phí di dân cho bất cứ người di dân nào khi đã có được số đăng ký ngoại kiều cừa người đó và số hồ sơ từ Bộ ngoại giao.
Lệ phí này bao gồm phí tổn xét duyệt, thực hiện và gửi thẻ xanh, theo đó bất cứ người di dân nào muốn có chứng mình là thường trú nhân đều phải trả mức lệ phí này cho sở di trú.
2.2. Ảnh hưởng của Luật di trú mỹ đối với dân Việt nam
Tại Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài gòn bạn thường sẽ phải trả lệ phí thẻ xanh trước khi rời khỏi Việt Nam, tuy nhiên theo kinh nghiệm từ các văn phòng Tham vấn di trú nếu như trả lệ phí này trước khi rời Việt Nam thì phải mất từ 1 đến 3 tháng bạn mới có thể nhận được thẻ xanh sau khi đến Mỹ.
Trường hợp lệ phí được trả sau khi đến Mỹ thì có thể nhận được thẻ xanh nhanh hơn vì khi đó hồ sơ đã được gửi đến Sở di trú. Lúc này bạn có thể chỉ mất khoảng 1 vài tuần là nhận được thẻ xanh sau khi đến Hoa Kỳ. Và tất nhiên theo luật di trú quy định, khi nhập cảnh, người di dân sẽ có được dấu mộc trên sổ thông hành do Sở di trú đóng đế xác nhận việc nhập cảnh hợp pháp. Ngoài ra còn có nghĩa là bạn có thể làm việc sau khi nhận được sổ An sinh xã hội.
3. Các loại visa định cư Mỹ (Immigrant Visa)
Theo luật định cư Mỹ (di trú) một đương đơn sẽ được cấp visa định cư Mỹ (trở thành thường trú nhân ngay khi đặt chân đến Mỹ) nếu họ nằm trong các diện sau:
Đầu tư & định cư tại Hoa Kỳ theo diện EB-5 (500.000 USD/suất và được bảo lãnh vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình). Thời gian để đương đơn được cấp visa kể từ ngày xúc tiến hồ sơ khoảng 2 năm.
Người có quan hệ ruột thịt (Immediate relatives) như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột của người có quốc tịch hoặc thường trú nhân Mỹ. Những người được bảo lãnh theo diện này sẽ nhận được thẻ xanh vĩnh viễn (10 năm) ngay khi đặt chân đến Mỹ.
Lưu ý: Bạn nên đến Mỹ định cư trong thời gian ghi trong visa. Nếu chưa thể thu xếp qua Mỹ trong thời gian hạn định của visa, bạn có thể xin gia hạn ít nhất 2 tuần trước ngày hết hạn khi có lý do chính đáng, đóng lệ phí (khoảng 400 USD) và được gia hạn 1 lần.
4. Các loại visa không định cư (Non – Immigrant Visa)
Theo luật định cư Mỹ, đây là loại visa cho phép bạn ở tạm thời tại Mỹ với thời gian ghi rõ trong visa. Bạn sẽ phải rời Mỹ trước ngày hết hạn của visa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ở lại Mỹ lâu hơn, bạn phải xin gia hạn visa tại Đại sứ quán Mỹ/Lãnh sứ quán Mỹ (ở Việt Nam) hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam (ở Mỹ) khi có lý do chính đáng. Visa được gia hạn sẽ cùng loại với visa trước đó hoặc có thể chuyển đổi sang loại visa khác. Và điều tất nhiên dù bạn gia hạn hay chuyển đổi visa đều phải mất phí.
4.1. Visa B-1 (Temporary Business Visitor)
Đây là loại visa dành cho người đến Mỹ để dự hội thảo, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác, ký kết giao thương đối với công ty có trụ sở tại Mỹ. Thông thường, bạn sẽ được cấp visa 1 năm và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần và mỗi lần ở Mỹ không quá 6 tháng.
4.2. Visa B-2 (Temporary Visitor For Pleasure)
Đây là loại visa dành cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc. Để được cấp visa này, bạn phải có thư mời của người bảo lãnh và có sự bảo đảm về tài chính (có sổ tiết kiệm, số dư tài khoản ngân hàng, đứng tên những tài sản có giá trị như nhà, đất, ô tô, doanh nghiệp… tại Việt Nam).
Visa B-2 cũng được áp dụng cho người đến Mỹ để chữa bệnh khi bạn có giấy giới thiệu của bác sĩ, bệnh viện và trong giấy giới thiệu này cũng cần ghi rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu. Thời hạn của visa là 6 tháng và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần.
4.3. Visa C
Đây là loại visa cấp cho người đi du lịch tại một quốc gia khác được quy định trong luật định cư Mỹ, tuy nhiên trên đường đi hoặc về muốn ghé thăm Mỹ. Thời hạn của loại visa này là 1 tháng và không được gia hạn.
4.4. Visa E-1 và E-2
Đây là visa được cấp cho nhà đầu tư thương mại với Mỹ, những công dân thuộc các nước đã ký hiệp ước thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Nga…
4.5. Visa F-1
Visa được cấp cho du học sinh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 16.000 du học sinh đang học tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ. Để có được visa F-1, ngoài việc gia đình của đương đơn phải chứng minh về nguồn tài chính tốt thì đương đơn phải có khả năng tiếng Anh tối thiểu tuỳ theo yêu cầu của từng trường hoặc tham gia học tiếng Anh tại Mỹ để nâng cao khả năng tiếng Anh hoặc du học sinh này nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
Trên đây là những thông tin định cư Mỹ và những thay đổi chính sách di trú Mỹ mới nhất giúp những người đang có ý định định cư tại đất nước này có thêm nhiều thông tin hữu ích, chuẩn bị hồ sơ xin cấp visa định cư thành công. Mỹ là đất nước phát triển, nhiều người mơ ước được đặt chân và phát triển trên mảnh đất này, chính vì vậy cùng nhau tìm hiểu cụ thể với bài viết trên nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!
1. Định cư Mỹ bằng cách nào?
1.1. Định cư Mỹ dựa trên việc làm
Công dân nước ngoài cũng có thể trở thành thường trú nhân Mỹ thông qua chương trình visa định cư lao động. Visa định cư lao động trên cơ sở được lập ra dành riêng cho lao động nước ngoài nhập cư vào Mỹ với mục đích làm việc. Với các đối tượng là người lao động có tay nghề, lao động dạng chuyên gia, lao động phổ thông (Các lao động khác). USCIS cấp khoảng 140.000 visa hằng năm cho diện visa định cư này.
1.2. Visa định cư Mỹ dựa trên đầu tư
Visa định cư này được khởi xướng bởi quốc hội Mỹ vào năm 1990 với mục đích thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thông qua việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài để tạo ra việc làm cho công dân Mỹ. Với diện này, nhà đầu tư sẽ được cấp thẻ xanh khi hoàn thành các yêu cầu mà chương trình đưa ra.
Ngoài ra, còn 1 dạng visa đặc biệt nữa là visa L-1 dành cho các công ty ở nước ngoài muốn đầu tư vào Mỹ. Đối tượng dành cho chương trình này là các nhà quản lí hoặc giám đốc điều hành có nhu cầu sang Mỹ để thực hiện các vấn đề điều hành và quản lí công ty. Visa này là visa không định cư nhưng sau khi qua Mỹ bạn có thể nhờ luật sư di trú tư vấn chuyển sang diện khác để hợp pháp hóa việc định cư vĩnh viễn của mình.
1.3. Visa định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (FB)
Nhiều người nhập cư trở thành thường trú nhân của Hoa Kỳ bằng cách lấy thẻ xanh thông qua bảo lãnh bởi một công dân Hoa Kỳ hoặc là thường trú nhân hợp pháp. Người nhập cư có các thành viên trong gia đình là công dân Mỹ có đủ điều kiện để nộp đơn xin thị thực gia đình. Các thành viên trong gia đình gồm vợ, chồng, con còn độc thân dưới 21 tuổi, hoặc cha mẹ.
IR-1: Vợ của công dân Mỹ
IR-2: Con chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ
IR-3: Con nuôi của công dân Mỹ (ở nước ngoài)
IR-4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)
IR-5: Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ
Nếu người nộp đơn xin visa đã cư trú tại Mỹ, thì đơn xin visa gia đình được gửi thông qua sở Công dân và Di trú Mỹ (USCIS).
Đầu tiên, các thành viên gia đình của công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh I-130. Một khi đơn này được sự chấp thuận của USCIS, người nộp đơn phải nộp tiếp đơn I-485 để xin trở thành thường trú nhân. Người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký với Bộ Ngoại giao nếu họ không cư trú tại Mỹ. Sau khi I-130 được chấp thuận, đơn sẽ được gửi đến Trung tâm thị thực Quốc gia. Các ứng viên sau đó được yêu cầu tham dự một cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ ở đất nước của họ.
1.4. Visa định cư Mỹ diện ưu tiên gia đình
Các thành viên thân thích của công dân Mỹ cũng có thể hội đủ điều kiện để trở thành công dân thường trú. Các thành viên được xét duyệt trong diện này là:
Family First Preference – Diện ưu tiên gia đình 1 (F-1): Con độc thân của công dân Mỹ.
Family Second Preference – Diện ưu tiên gia đình 2 (F-2): Vợ, chồng, con chưa thành niên, chưa có gia đình và dưới 21 tuổi.
Family Third Preference – Diện ưu tiên gia đình 3 (F-3): Con đã kết hôn của công dân Mỹ.
Family Fourth Preference – Diện ưu tiên gia đình 4 (F-4): Anh chị em của công dân Mỹ
Không giống như visa định cư diện đoàn tụ gia đình, visa định cư diện ưu tiên gia đình có giới hạn về số lượng hằng năm. Số lượng visa F-1 được giới hạn ở 23.400 visa, số lượng visa F-2 được giới hạn ở ở 114.200 visa, số lượng visa F-3 được giới hạn ở 23.400 visa, và số lượng visa F-4 được giới hạn ở 65.000 visa.
Quá trình áp dụng cho các thành viên diện ưu tiên gia đình cũng tương tự như diện đoàn tụ gia đình. Đầu tiên, phải nộp đơn I-130. Sau đó, người nộp đơn phải nộp đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng của họ trở thành thường trú nhân cư trú tại Mỹ. Nếu họ sống bên ngoài Hoa Kỳ, đơn của họ sẽ được xử lý thông qua các Trung tâm thị thực Quốc gia và họ phải trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ nằm trong đất nước của họ.
2. Luật di trú Mỹ có những thay đổi gì?
2.1. Những điều mới trong luật di trú mỹ
Bộ Ngoại Giao Mỹ đã lên tiếng về việc di chuyển ngày đáo hạn mỗi tháng từ đây sẽ dễ đoán hơn so với việc sử dụng một biểu đồ về ngày đáo hạn trước đây. Có nghĩa là Bộ Ngoại Giao sẽ ấn định những ngày đáo hạn dựa trên các thông tin giới hạn và tương đối. Theo như hệ thống mới, Bộ sẽ thẩm định số lượng chiếu khán cần có dựa trên số đơn xin chuyển diện I-485 mà Sở di trú nhận được.
Do đó các số liệu được sử dụng trong việc tính toán sẽ chính xác hơn số chiếu khán có thể cấp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hệ thống thông tin chiếu khán và có thể ngăn ngừa những ngày đáo hạn lên xuống quá thất thường hằng tháng. Từ đó vấn đề di chuyển ngày đáo hạn sẽ dễ dàng tiên đón được.
Để tạo sự thuận lợi hơn cho khách hàng, luật di trú cho phép người di dân đóng tiền trên mạng điện tử trả cho khoản lệ phí thẻ xanh 165 USD. Thêm vào đó, người đại diện có thể trả lệ phí di dân cho bất cứ người di dân nào khi đã có được số đăng ký ngoại kiều cừa người đó và số hồ sơ từ Bộ ngoại giao.
Lệ phí này bao gồm phí tổn xét duyệt, thực hiện và gửi thẻ xanh, theo đó bất cứ người di dân nào muốn có chứng mình là thường trú nhân đều phải trả mức lệ phí này cho sở di trú.
2.2. Ảnh hưởng của Luật di trú mỹ đối với dân Việt nam
Tại Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài gòn bạn thường sẽ phải trả lệ phí thẻ xanh trước khi rời khỏi Việt Nam, tuy nhiên theo kinh nghiệm từ các văn phòng Tham vấn di trú nếu như trả lệ phí này trước khi rời Việt Nam thì phải mất từ 1 đến 3 tháng bạn mới có thể nhận được thẻ xanh sau khi đến Mỹ.
Trường hợp lệ phí được trả sau khi đến Mỹ thì có thể nhận được thẻ xanh nhanh hơn vì khi đó hồ sơ đã được gửi đến Sở di trú. Lúc này bạn có thể chỉ mất khoảng 1 vài tuần là nhận được thẻ xanh sau khi đến Hoa Kỳ. Và tất nhiên theo luật di trú quy định, khi nhập cảnh, người di dân sẽ có được dấu mộc trên sổ thông hành do Sở di trú đóng đế xác nhận việc nhập cảnh hợp pháp. Ngoài ra còn có nghĩa là bạn có thể làm việc sau khi nhận được sổ An sinh xã hội.
3. Các loại visa định cư Mỹ (Immigrant Visa)
Theo luật định cư Mỹ (di trú) một đương đơn sẽ được cấp visa định cư Mỹ (trở thành thường trú nhân ngay khi đặt chân đến Mỹ) nếu họ nằm trong các diện sau:
Đầu tư & định cư tại Hoa Kỳ theo diện EB-5 (500.000 USD/suất và được bảo lãnh vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình). Thời gian để đương đơn được cấp visa kể từ ngày xúc tiến hồ sơ khoảng 2 năm.
Người có quan hệ ruột thịt (Immediate relatives) như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột của người có quốc tịch hoặc thường trú nhân Mỹ. Những người được bảo lãnh theo diện này sẽ nhận được thẻ xanh vĩnh viễn (10 năm) ngay khi đặt chân đến Mỹ.
Lưu ý: Bạn nên đến Mỹ định cư trong thời gian ghi trong visa. Nếu chưa thể thu xếp qua Mỹ trong thời gian hạn định của visa, bạn có thể xin gia hạn ít nhất 2 tuần trước ngày hết hạn khi có lý do chính đáng, đóng lệ phí (khoảng 400 USD) và được gia hạn 1 lần.
4. Các loại visa không định cư (Non – Immigrant Visa)
Theo luật định cư Mỹ, đây là loại visa cho phép bạn ở tạm thời tại Mỹ với thời gian ghi rõ trong visa. Bạn sẽ phải rời Mỹ trước ngày hết hạn của visa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ở lại Mỹ lâu hơn, bạn phải xin gia hạn visa tại Đại sứ quán Mỹ/Lãnh sứ quán Mỹ (ở Việt Nam) hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam (ở Mỹ) khi có lý do chính đáng. Visa được gia hạn sẽ cùng loại với visa trước đó hoặc có thể chuyển đổi sang loại visa khác. Và điều tất nhiên dù bạn gia hạn hay chuyển đổi visa đều phải mất phí.
4.1. Visa B-1 (Temporary Business Visitor)
Đây là loại visa dành cho người đến Mỹ để dự hội thảo, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác, ký kết giao thương đối với công ty có trụ sở tại Mỹ. Thông thường, bạn sẽ được cấp visa 1 năm và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần và mỗi lần ở Mỹ không quá 6 tháng.
4.2. Visa B-2 (Temporary Visitor For Pleasure)
Đây là loại visa dành cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc. Để được cấp visa này, bạn phải có thư mời của người bảo lãnh và có sự bảo đảm về tài chính (có sổ tiết kiệm, số dư tài khoản ngân hàng, đứng tên những tài sản có giá trị như nhà, đất, ô tô, doanh nghiệp… tại Việt Nam).
Visa B-2 cũng được áp dụng cho người đến Mỹ để chữa bệnh khi bạn có giấy giới thiệu của bác sĩ, bệnh viện và trong giấy giới thiệu này cũng cần ghi rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu. Thời hạn của visa là 6 tháng và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần.
4.3. Visa C
Đây là loại visa cấp cho người đi du lịch tại một quốc gia khác được quy định trong luật định cư Mỹ, tuy nhiên trên đường đi hoặc về muốn ghé thăm Mỹ. Thời hạn của loại visa này là 1 tháng và không được gia hạn.
4.4. Visa E-1 và E-2
Đây là visa được cấp cho nhà đầu tư thương mại với Mỹ, những công dân thuộc các nước đã ký hiệp ước thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Nga…
4.5. Visa F-1
Visa được cấp cho du học sinh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 16.000 du học sinh đang học tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ. Để có được visa F-1, ngoài việc gia đình của đương đơn phải chứng minh về nguồn tài chính tốt thì đương đơn phải có khả năng tiếng Anh tối thiểu tuỳ theo yêu cầu của từng trường hoặc tham gia học tiếng Anh tại Mỹ để nâng cao khả năng tiếng Anh hoặc du học sinh này nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
Trên đây là những thông tin định cư Mỹ và những thay đổi chính sách di trú Mỹ mới nhất giúp những người đang có ý định định cư tại đất nước này có thêm nhiều thông tin hữu ích, chuẩn bị hồ sơ xin cấp visa định cư thành công. Mỹ là đất nước phát triển, nhiều người mơ ước được đặt chân và phát triển trên mảnh đất này, chính vì vậy cùng nhau tìm hiểu cụ thể với bài viết trên nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu