Nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh cùng những thi phẩm dịch vang danh phần 3
Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà thơ sở hữu một chùm thơ dịch nước ngoài hấp dẫn được nhiều độc giả săn đón. Ông là một người đa tài, ngoài làm thơ ông còn là một nhà báo tài hoa và được người đời tôn là ”ông tổ nghề báo”. Với lòng đam mê nghệ thuật sâu sắc, ông không ngừng cố gắng cho ra mắt những thi phẩm dịch chất lượng góp phần không nhỏ cho sự khởi đầu thơ ca nước nhà. Nếu bạn là một người thích sưu tầm thơ thì đây sẽ là một điểm đến tuyệt vời dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!
Hai người tranh nhau con sò
Un jour deux Pèlerins sur le sable rencontrent
Une Huître que le flot y venait d’apporter:
Ils l’avalent des yeux, du doigt ils se la montrent;
A l’égard de la dent il fallut contester.
L’un se baissait déjà pour amasser la proie;
L’autre le pousse, et dit: Il est bon de savoir
Qui de nous en aura la joie.
Celui qui le premier a pu l’apercevoir
En sera le gobeur; l’autre le verra faire.
Si par là on juge l’affaire,
Reprit son compagnon, j’ai l’oeil bon, Dieu merci.
Je ne l’ai pas mauvais aussi,
Dit l’autre, et je l’ai vue avant vous, sur ma vie.
Eh bien! vous l’avez vue, et moi je l’ai sentie.
Pendant tout ce bel incident,
Perrin Dandin arrive: ils le prennent pour juge.
Perrin fort gravement ouvre l’Huître, et la gruge,
Nos deux Messieurs le regardant.
Ce repas fait, il dit d’un ton de Président:
Tenez, la cour vous donne à chacun une écaille
Sans dépens, et qu’en paix chacun chez soi s’en aille.
Mettez ce qu’il en coûte à plaider aujourd’hui;
Comptez ce qu’il en reste à beaucoup de familles;
Vous verrez que Perrin tire l’argent à lui,
Et ne laisse aux plaideurs que le sac et les quilles.Dịch
Hai người tranh nhau con sò
Hai người đi trẩy hội chùa
Qua nơi bãi cát, gặp sò nổi lên
Tay cùng trỏ, mắt cùng nhìn
Mồm cùng muốn lẩm cùng vin lý già
Người cúi nhặt, kẻ liền la:
Khoan, khoan! Hãy hỏi ai là đáng ăn?
Cứ theo như lẽ công bằng
Ai mà thấy trước thì ăn đỡ thèm
Người kia phải đứng mà xem
Đáp rằng: – Nếu vậy mà nên công bình
Nhờ trời tôi mắt cũng tinh
Cãi rằng: – Mắt tớ còn nhanh gấp mười
Tớ thề tớ thấy trước rồi
Nhưng mà tao ngửi thấy mùi đã lâu!
Trong khi cãi cọ cùng nhau
Sẩy quan án nọ đi đâu qua đường
Đôi bên đem chuyện thân tường
Xin quan phân xử đôi đường trắng đen
Cầm sò quan đứng quan nhìn
Tách đôi mảnh vỏ hút liền ruột trong
Khi quan vừa nuốt trôi xong
Ngài bèn lên giọng Bao Công phán truyền:
Xử cho bên bị bên nguyên
Quân phân đôi vỏ, hai bên xử hòa
Còn tiền phí tổn thì tha
Thơ rằng:
Kiện tụng xưa nay tốn kém to
Chẳng qua đục nước chỉ nuôi cò
Mới hay gan ruột quan moi hết
Trơ lại còn đôi cái vỏ sò!
Hai tên trộm với con lừa
Pour un Ane enlevé deux Voleurs se battaient:
L’un voulait le garder; l’autre le voulait vendre.
Tandis que coups de poing trottaient,
Et que nos champions songeaient à se défendre,
Arrive un troisième larron
Qui saisit maître Aliboron.
L’Ane, c’est quelquefois une pauvre province.
Les voleurs sont tel ou tel prince,
Comme le Transylvain, le Turc, et le Hongrois.
Au lieu de deux, j’en ai rencontré trois:
Il est assez de cette marchandise.
De nul d’eux n’est souvent la Province conquise:
Un quart Voleur survient, qui les accorde net
En se saisissant du Baudet.Dịch
Vị con lừa, của vừa ăn trộm
Hai đứa gian đánh lộn cùng nhau
Thằng này muốn để về sau
Thằng kia muốn bán cho mau lấy tiền
Khi hai cậu huyên thuyên ẩu đả
Anh đấm đau anh đá cũng già
Xẩy thằng ăn cắp thứ ba
Ở đâu lại phỗng lừa ta tẩu liền
Con lừa đó như in một xứ
Mấy ông vua tranh cự cùng nhau
Tự dưng người ở đâu đâu
Cướp phăng xứ ấy đem câu giảng hòa
Thế là trơ mắt thỏ ra
Hội đồng chuột
Un Chat, nommé Rodilardus,
Faisait de Rats telle déconfiture
Que l’on n’en voyait presque plus,
Tant il en avait mis dedans la sépulture.
Le peu qu’il en restait, n’osant quitter son trou,
Ne trouvait à manger que le quart de son soû;
Et Rodilard passait, chez la gent misérable,
Non pour un Chat, mais pour un Diable.
Or, un jour qu’au haut et au loin
Le Galand alla chercher femme,
Pendant tout le sabbat qu’il fit avec sa dame,
Le demeurant des Rats tint chapitre en un coin
Sur la nécessité présente.
Dès l’abord, leur Doyen, personne fort prudente,
Opina qu’il fallait, et plus tôt que plus tard,
Attacher un grelot au cou de Rodilard;
Qu’ainsi, quand il irait en guerre,
De sa marche avertis ils s’enfuiraient sous terre;
Qu’il n’y savait que ce moyen.
Chacun fut de l’avis de Monsieur le Doyen;
Chose ne leur parut à tous plus salutaire.
La difficulté fut d’attacher le grelot.
L’un dit: Je n’y vas point, je ne suis pas si sot;
L’autre: Je ne saurais. Si bien que sans rien faire
On se quitta. J’ai maints chapitres vus,
Qui pour néant se sont ainsi tenus:
Chapitres, non de Rats, mais chapitres de moines,
Voire chapitres de chanoines.Dịch
Một con mèo tên là Trạng Mỡ
Bắt chuột nhiều long lở hầm hang
Mèo đâu dữ dội lạ dường
Để cho đến nỗi sạch quang trong ngoài
Hoạ còn sót một hai chú lỏi
Đố dám thò ra khỏi cửa hang
Chú nào cũng đói họng gang
Trông thấy Trạng Mỡ coi dường yêu tinh
May được buổi tiên sinh chạy gái
Chốn cao xa trên mái nhà người
Chuột thừa được lúc thảnh thơi
Họp nhau bàn việc kim thời nguy nan
Chú chuột già ra bàn ngay trước:
Liệu mau mau trong bước hiểm nghèo
Đem chuông mà buộc cổ mèo
Để cho khi hắn leo trèo tìm ta
Leng keng nghe hiệu là ta chạy
Ai cũng khen mà lạy Cụ Trùm
Duy còn một việc đeo chuông
Nghe như hơi khó tìm phương thi hành
Hỏi lũ chuột thì anh từ cáo
Anh lại rằng: – Đây lão dại gì?
Đã đành nơi chết ai đi
Ngẩn ngơ một lát rồi thì hội tan
Té ra cuộc luận bàn thực hão
Có lạ gì bàn láo xưa nay
Chẳng là việc chuột thế này
Việc dân, việc nước cũng hay bàn xằng
Thơ rằng:
Nghị luận còn dở dang
Triều đình đông nhan nhản
Thi hành lâm cục trung
Bá quan đà tận tán
Loài vật phải bệnh dịch hạch
Un mal qui répand la terreur,
Mal que le Ciel en sa fureur
Inventa pour punir les crimes de la terre,
La Peste (puisqu’il faut l’appeler par son nom)
Capable d’enrichir en un jour l’Achéron,
Faisait aux animaux la guerre.
Ils ne mouraient pas tous, mais tous étaient frappés:
On n’en voyait point d’occupés
A chercher le soutien d’une mourante vie;
Nul mets n’excitait leur envie;
Ni Loups ni Renards n’épiaient
La douce et l’innocente proie.
Les Tourterelles se fuyaient:
Plus d’amour, partant plus de joie.
Le Lion tint conseil, et dit: Mes chers amis,
Je crois que le Ciel a permis
Pour nos péchés cette infortune;
Que le plus coupable de nous
Se sacrifie aux traits du céleste courroux,
Peut-être il obtiendra la guérison commune.
L’histoire nous apprend qu’en de tels accidents
On fait de pareils dévouements:
Ne nous flattons donc point; voyons sans indulgence
L’état de notre conscience.
Pour moi, satisfaisant mes appétits gloutons
J’ai dévoré force moutons.
Que m’avaient-ils fait? Nulle offense:
Même il m’est arrivé quelquefois de manger
Le Berger.
Je me dévouerai donc, s’il le faut; mais je pense
Qu’il est bon que chacun s’accuse ainsi que moi:
Car on doit souhaiter selon toute justice
Que le plus coupable périsse.
Sire, dit le Renard, vous êtes trop bon Roi;
Vos scrupules font voir trop de délicatesse;
Et bien, manger moutons, canaille, sotte espèce,
Est-ce un péché? Non, non. Vous leur fîtes Seigneur
En les croquant beaucoup d’honneur.
Et quant au Berger l’on peut dire
Qu’il était digne de tous maux,
Etant de ces gens-là qui sur les animaux
Se font un chimérique empire.
Ainsi dit le Renard, et flatteurs d’applaudir.
On n’osa trop approfondir
Du Tigre, ni de l’Ours, ni des autres puissances,
Les moins pardonnables offenses.
Tous les gens querelleurs, jusqu’aux simples mâtins,
Au dire de chacun, étaient de petits saints.
L’Ane vint à son tour et dit: J’ai souvenance
Qu’en un pré de Moines passant,
La faim, l’occasion, l’herbe tendre, et je pense
Quelque diable aussi me poussant,
Je tondis de ce pré la largeur de ma langue.
Je n’en avais nul droit, puisqu’il faut parler net.
A ces mots on cria haro sur le baudet.
Un Loup quelque peu clerc prouva par sa harangue
Qu’il fallait dévouer ce maudit animal,
Ce pelé, ce galeux, d’où venait tout leur mal.
Sa peccadille fut jugée un cas pendable.
Manger l’herbe d’autrui! quel crime abominable!
Rien que la mort n’était capable
D’expier son forfait: on le lui fit bien voir.
Selon que vous serez puissant ou misérable,
Les jugements de cour vous rendront blanc ou noir.Dịch
Có một bệnh ai là chẳng khiếp
Hẳn ông trời điên tiết bày ra
Để răn thế giới gian tà
Chính danh dịch hạch (lựa là kiêng tên)
Một ngày chật ních hoàng tuyền
Phải khi trái tiết, bệnh truyền súc sinh
Giống nào giống nấy hãi kinh
Chết không khắp lượt, linh tinh phải đều
Xem ra cảnh tượng tiêu điều
Biếng ăn nhác uống, thân liều cho xong
Cao lương mỹ vị coi không
Chó rừng chó sói đều cùng nằm im
Mặc cừu, mặc lợn, tha tìm
Bồ câu, chim gáy chẳng thèm nhìn nhau
Hết vui ra cảnh buồn rầu
Hùng sư hội nghị để cầu bình yên
Diễn rằng: – Hỡi các anh em!
Trên kia nay đã xui nên cảnh này
Để răn tội chúng ta đây
Vậy nên cứu xét ai hay làm càn
Phải ra mà chịu lấy nàn
Họa may cứu được cho an các loài
Xem trong lịch sử xưa nay
Cầu qua nạn chúng, kẻ hay dâng mình
Tội ta, ta xét cho minh
Vấn tâm ta thử thực tình một phen
Như ta tham thực nết quen
Mồm này đã nhá cừu hèn biết bao?
Loài cừu tội lỗi đâu nào
Nhiều khi ta nhá đến đầu thằng chăn
Vậy nên ta chịu hiến thân
Nhưng ai có tội xa gần thú ra
Cũng nên bắt chước như ta
Để ai trọng phạm ra mà chịu thay
Chó rừng đứng dậy tâu ngay:
Thánh quân tự trách, khắc thay cho mình
Vả cừu ngu độn hôi tanh
Án mông ngự dụng là vinh cho cừu
Sự thường tội lỗi đâu nào!
Còn như thằng bé chăn cừu bất lương
Kể ra độc ác bao dường
Cùng loài cầm thú toan đường tác oai…
Sói tâu vậy, cả các loài
Một phe nịnh hót khen hoài rằng hay
Cọp, gấu dữ ác nào tày
Mà ai có dám đem bày tỏ ra?
Những loài bặng nhặng chua ngoa
Đến như chú cẩu cùng là bụt con
Đến lượt Lừa thú tội luôn:
Trót qua một bãi cỏ non của người
Phải khi bụng đói cỏ tươi
Ma tinh run rủi như mời miệng ăn
Trót đưa một lưỡi gian tham
Chịu rằng phạm lỗi tham ăn của người
Các giống nghe nói vừa rồi
Đồng thanh mắng mỏ Lừa tồi gian ngoan
Sói kia cũng thạo việc quan
Phỉnh rằng: – Nặng nhất là ăn cỏ người
Phải đem Lừa vật chết tươi
Gieo tai cho cả, tội thời tại mi
Tầm thường mà tội lăng trì
Chết nỗi! Trộm cỏ còn gì nặng hơn!
Việc này giết cũng chẳng oan
Liền đem hành hạ một cơn chết Lừa
Thế mới biết kiện thưa tố tụng
Trắng hay đen, thôi cũng thế thần
Lợn, dê cái và cừu
Une Chèvre, un Mouton, avec un Cochon gras,
Montés sur même char s’en allaient à la foire:
Leur divertissement ne les y portait pas;
On s’en allait les vendre, à ce que dit l’histoire:
Le Charton n’avait pas dessein
De les mener voir Tabarin,
Dom Pourceau criait en chemin
Comme s’il avait eu cent Bouchers à ses trousses.
C’était une clameur à rendre les gens sourds:
Les autres animaux, créatures plus douces,
Bonnes gens, s’étonnaient qu’il criât au secours;
Ils ne voyaient nul mal à craindre.
Le Charton dit au Porc: Qu’as-tu tant à te plaindre?
Tu nous étourdis tous, que ne te tiens-tu coi?
Ces deux personnes-ci plus honnêtes que toi,
Devraient t’apprendre à vivre, ou du moins à te taire.
Regarde ce Mouton; a-t-il dit un seul mot?
Il est sage. – Il est un sot,
Repartit le Cochon: s’il savait son affaire,
Il crierait comme moi, du haut de son gosier,
Et cette autre personne honnête
Crierait tout du haut de sa tête.
Ils pensent qu’on les veut seulement décharger,
La Chèvre de son lait, le Mouton de sa laine.
Je ne sais pas s’ils ont raison;
Mais quant à moi, qui ne suis bon
Qu’à manger, ma mort est certaine.
Adieu mon toit et ma maison.
Dom Pourceau raisonnait en subtil personnage:
Mais que lui servait-il? Quand le mal est certain,
La plainte ni la peur ne changent le destin;
Et le moins prévoyant est toujours le plus sage.Dịch
Con Dê, con Cừu, con Lợn béo
Cùng một xe đương kéo qua đường
Chủ nào có phải vì thương
Đem ra chơi chợ coi phường leo dây
Hay là dắt đi đây đi đó
Để cho coi phường phố thị thành
Chẳng qua đem bán cho nhanh
Nó tham lời lãi chớ tình nghĩa chi
Lợn í éc một khi ỏm tỏi
Ngỡ trăm dao nó đuổi theo sau
Dê, Cừu chẳng rõ vì đâu
Mà kêu nhức óc váng đầu người ta
Hỏi: – Cớ chi mà la thế vậy?
Thử im mồm nằm đấy xem sao?
Chủ nhân nổi giận ào ào
Mắng Heo vô cớ kêu gào điếc tai
Kìa bắt chước như hai gã nọ
Cứ ở yên phỏng có mất gì?
Con Cừu ngậm miệng lì lì
Khôn ngoan rất mực ai thì không yêu
Heo bèn đáp: – Lựa theo thằng ngốc
Tôi đây nào phải học chú Cừu
Ví chăng Cừu biết phận Cừu
Thì Cừu chắc hẳn lo ưu mấy lần
Còn Dê nọ an thân nằm đó
Cũng chẳng qua là họ ngu si
Hai thằng này ngỡ có khi
Gọt lông và sữa vắt đi là cùng
Có lẽ thế là xong phận họ
Còn tôi đây thân nọ đã đành
Chỉ đem nướng chả, nấu canh
Sống mà cái chết vẫn dành một bên
Cho nên phải khóc rên rầm rĩ
Ngẫm Heo ta thâm thúy lạ dường
Nhưng mà dẫu thét cùng đường
Chết đành vẫn chết ai thương đâu mà
Biết cam thân phận mới là
Loài vật phải bệnh dịch hạch
Un mal qui répand la terreur,
Mal que le Ciel en sa fureur
Inventa pour punir les crimes de la terre,
La Peste (puisqu’il faut l’appeler par son nom)
Capable d’enrichir en un jour l’Achéron,
Faisait aux animaux la guerre.
Ils ne mouraient pas tous, mais tous étaient frappés:
On n’en voyait point d’occupés
A chercher le soutien d’une mourante vie;
Nul mets n’excitait leur envie;
Ni Loups ni Renards n’épiaient
La douce et l’innocente proie.
Les Tourterelles se fuyaient:
Plus d’amour, partant plus de joie.
Le Lion tint conseil, et dit: Mes chers amis,
Je crois que le Ciel a permis
Pour nos péchés cette infortune;
Que le plus coupable de nous
Se sacrifie aux traits du céleste courroux,
Peut-être il obtiendra la guérison commune.
L’histoire nous apprend qu’en de tels accidents
On fait de pareils dévouements:
Ne nous flattons donc point; voyons sans indulgence
L’état de notre conscience.
Pour moi, satisfaisant mes appétits gloutons
J’ai dévoré force moutons.
Que m’avaient-ils fait? Nulle offense:
Même il m’est arrivé quelquefois de manger
Le Berger.
Je me dévouerai donc, s’il le faut; mais je pense
Qu’il est bon que chacun s’accuse ainsi que moi:
Car on doit souhaiter selon toute justice
Que le plus coupable périsse.
Sire, dit le Renard, vous êtes trop bon Roi;
Vos scrupules font voir trop de délicatesse;
Et bien, manger moutons, canaille, sotte espèce,
Est-ce un péché? Non, non. Vous leur fîtes Seigneur
En les croquant beaucoup d’honneur.
Et quant au Berger l’on peut dire
Qu’il était digne de tous maux,
Etant de ces gens-là qui sur les animaux
Se font un chimérique empire.
Ainsi dit le Renard, et flatteurs d’applaudir.
On n’osa trop approfondir
Du Tigre, ni de l’Ours, ni des autres puissances,
Les moins pardonnables offenses.
Tous les gens querelleurs, jusqu’aux simples mâtins,
Au dire de chacun, étaient de petits saints.
L’Ane vint à son tour et dit: J’ai souvenance
Qu’en un pré de Moines passant,
La faim, l’occasion, l’herbe tendre, et je pense
Quelque diable aussi me poussant,
Je tondis de ce pré la largeur de ma langue.
Je n’en avais nul droit, puisqu’il faut parler net.
A ces mots on cria haro sur le baudet.
Un Loup quelque peu clerc prouva par sa harangue
Qu’il fallait dévouer ce maudit animal,
Ce pelé, ce galeux, d’où venait tout leur mal.
Sa peccadille fut jugée un cas pendable.
Manger l’herbe d’autrui! quel crime abominable!
Rien que la mort n’était capable
D’expier son forfait: on le lui fit bien voir.
Selon que vous serez puissant ou misérable,
Les jugements de cour vous rendront blanc ou noir.Dịch
Có một bệnh ai là chẳng khiếp
Hẳn ông trời điên tiết bày ra
Để răn thế giới gian tà
Chính danh dịch hạch (lựa là kiêng tên)
Một ngày chật ních hoàng tuyền
Phải khi trái tiết, bệnh truyền súc sinh
Giống nào giống nấy hãi kinh
Chết không khắp lượt, linh tinh phải đều
Xem ra cảnh tượng tiêu điều
Biếng ăn nhác uống, thân liều cho xong
Cao lương mỹ vị coi không
Chó rừng chó sói đều cùng nằm im
Mặc cừu, mặc lợn, tha tìm
Bồ câu, chim gáy chẳng thèm nhìn nhau
Hết vui ra cảnh buồn rầu
Hùng sư hội nghị để cầu bình yên
Diễn rằng: – Hỡi các anh em!
Trên kia nay đã xui nên cảnh này
Để răn tội chúng ta đây
Vậy nên cứu xét ai hay làm càn
Phải ra mà chịu lấy nàn
Họa may cứu được cho an các loài
Xem trong lịch sử xưa nay
Cầu qua nạn chúng, kẻ hay dâng mình
Tội ta, ta xét cho minh
Vấn tâm ta thử thực tình một phen
Như ta tham thực nết quen
Mồm này đã nhá cừu hèn biết bao?
Loài cừu tội lỗi đâu nào
Nhiều khi ta nhá đến đầu thằng chăn
Vậy nên ta chịu hiến thân
Nhưng ai có tội xa gần thú ra
Cũng nên bắt chước như ta
Để ai trọng phạm ra mà chịu thay
Chó rừng đứng dậy tâu ngay:
Thánh quân tự trách, khắc thay cho mình
Vả cừu ngu độn hôi tanh
Án mông ngự dụng là vinh cho cừu
Sự thường tội lỗi đâu nào!
Còn như thằng bé chăn cừu bất lương
Kể ra độc ác bao dường
Cùng loài cầm thú toan đường tác oai…
Sói tâu vậy, cả các loài
Một phe nịnh hót khen hoài rằng hay
Cọp, gấu dữ ác nào tày
Mà ai có dám đem bày tỏ ra?
Những loài bặng nhặng chua ngoa
Đến như chú cẩu cùng là bụt con
Đến lượt Lừa thú tội luôn:
Trót qua một bãi cỏ non của người
Phải khi bụng đói cỏ tươi
Ma tinh run rủi như mời miệng ăn
Trót đưa một lưỡi gian tham
Chịu rằng phạm lỗi tham ăn của người
Các giống nghe nói vừa rồi
Đồng thanh mắng mỏ Lừa tồi gian ngoan
Sói kia cũng thạo việc quan
Phỉnh rằng: – Nặng nhất là ăn cỏ người
Phải đem Lừa vật chết tươi
Gieo tai cho cả, tội thời tại mi
Tầm thường mà tội lăng trì
Chết nỗi! Trộm cỏ còn gì nặng hơn!
Việc này giết cũng chẳng oan
Liền đem hành hạ một cơn chết Lừa
Thế mới biết kiện thưa tố tụng
Trắng hay đen, thôi cũng thế thần
Lừa đội lốt sư tử
De la peau du Lion l’Âne s’étant vêtu
Etait craint partout à la ronde,
Et bien qu’Animal sans vertu,
Il faisait trembler tout le monde.
Un petit bout d’oreille échappé par malheur
Découvrit la fourbe et l’erreur.
Martin fit alors son office.
Ceux qui ne savaient pas la ruse et la malice
S’étonnaient de voir que Martin
Chassât les Lions au moulin.
Force gens font du bruit en France
Par qui cet apologue est rendu familier.
Un équipage cavalier
Fait les trois quarts de leur vaillance.Dịch
Con lừa kia đội da sư tử
Khắp một vùng tưởng dữ đều kinh
Tuy rằng là vật đáng khinh
Mà ai cũng sợ oai linh con lừa
Rủi phải khi tai thò một mẩu
Lòi ngay ra điên đảo khi man
Chó kia chạy đuổi sủa ran
Làm cho ai nấy nổi cơn tức cười
Cách giả hình mấy người đã biết
Thấy mãnh sư chạy riết trong đồng
Thì ai cũng lấy lạ lùng
Mãnh sư để chó đuổi cùng thế nhưng?
Xét lắm kế lẫy lừng trong cõi
Cũng chẳng qua giả dối như lừa
Nghênh ngang hống hách gió mưa
Chẳng qua đội lốt để lừa người ngây
Nhái muốn to bằng bò
Une Grenouille vit un Boeuf
Qui lui sembla de belle taille.
Elle, qui n’était pas grosse en tout comme un oeuf,
Envieuse, s’étend, et s’enfle et se travaille,
Pour égaler l’animal en grosseur,
Disant: “Regardez bien, ma soeur;
Est-ce assez? dites-moi: n’y suis-je point encore?
Nenni – M’y voici donc? – Point du tout. M’y voilà?
Vous n’en approchez point. “La chétive pécore
S’enfla si bien qu’elle creva.
Le monde est plein de gens qui ne sont pas plus sages.
Tout bourgeois veut bâtir comme les grands seigneurs,
Tout prince a des ambassadeurs,
Tout marquis veut avoir des pages.Dịch
Con nhái nom thấy con bò
Hình dung đẹp đẽ mình to béo tròn
Nhái bằng quả trứng tí hon
Lại toan cố sức bằng con bò vàng
Ngậm hơi, cổ bạnh, bụng trương
Kêu: Chị em đến xem tường cho ta
Đã bằng chưa, chị trông, nà!
Bạn rằng còn kém – Nhái đà phồng thêm
Hỏi rằng: Được chửa, chị em?
Đáp rằng: Chưa được, phồng thêm ít nhiều!
Chị ơi còn kém bao nhiêu?
Bạn rằng: – Còn phải phồng nhiều, kém xa!
Tức mình chị nhái oắt ta
Lại phồng bụng quá vỡ ra chết liền
Ở đời lắm kẻ thật điên
Sức hèn lại muốn tranh tiên với người
Dại thay những lối đua đòi
Vinh gì cuộc rượu trận cười mà ganh
Để cho cơ nghiệp tan tành
Mặt trời và ếch nhái
Aux noces d’un tyran tout le peuple en liesse
Noyait son souci dans les pots.
Ésope seul trouvait que les gens étaient sots
De témoigner tant d’allégresse.
Le Soleil, disait-il, eut dessein autrefois
De songer à l’hyménée.
Aussitôt on ouït, d’une commune voix,
Se plaindre de leur destinée
Les citoyennes des étangs.
«Que ferons-nous, s’il lui vient des enfants?
Dirent-elles au Sort: un seul Soleil à peine
Se peut souffrir. Une demi-douzaine
Mettra la mer à sec et tous ses habitants.
Adieu joncs et marais : notre race est détruite;
Bientôt on la verra réduite
A l’eau du Styx. » Pour un pauvre animal,
Grenouilles, à mon sens, ne raisonnaient pas mal.Dịch
Vua ngược ác một hôm lấy vợ
Cả bàn dân mừng rỡ yến diên
Duy Ê-dốp bảo là điên
Ô hay, lũ ngốc tự nhiên mừng xằng!
Bèn đem chuyện kể rằng khi trước
Vầng Thái dương muốn rước dâu về
Chuôm ao ếch nhái sợ mê
Inh tai chẵng chuộc trong khe dưới ngòi
Than ôi! nếu Mặt trời sinh đẻ
Ếch nhái ta hồ dễ ở yên
Một Mặt trời đã nóng điên
Ví bằng nửa tá bể liền cạn khô
Cá và ếch biết vô đâu ở?
Cói với lau biết nở nơi nao?
Loài ta biết tính thế nào?
Nước nôi khô ráo, sống sao phen này?
Lời nói phải mà hay đáo để!
Ếch khôn ngoan người dễ đã tày
Lừa và chó con
Ne forçons point notre talent;
Nous ne ferions rien avec grâce.
Jamais un lourdaud, quoi qu’il fasse,
Ne saurait passer pour galant.
Peu de gens, que le Ciel chérit et gratifie,
Ont le don d’agréer infus avec la vie.
C’est un point qu’il leur faut laisser,
Et ne pas ressembler à l’Âne de la Fable,
Qui, pour se rendre plus aimable
Et plus cher à son Maître, alla le caresser.
“Comment? disait-il en son âme,
Ce Chien, parce qu’il est mignon,
Vivra de pair à compagnon
Avec Monsieur, avec Madame!
Et j’aurai des coups de bâton!
Que fait-il? il donne la patte;
Puis aussitôt il est baisé.
S’il en faut faire autant afin que l’on me flatte,
Cela n’est pas bien malaisé.”
Dans cette admirable pensée,
Voyant son Maître en joie, il s’en vient lourdement,
Lève une corne toute usée,
La lui porte au menton fort amoureusement,
Non sans accompagner pour plus grand ornement
De son chant gracieux cette action hardie.
“Oh! oh! quelle caresse, et quelle mélodie!
Dit le Maître aussitôt. Holà, Martin bâton!”
Martin bâton accourt; l’Ane change de ton.
Ainsi finit la Comédie.Dịch
Tài tự nhiên, xin ai chớ ép
Gượng nên công có đẹp mẽ gì?
Mấy đời những đứa ngu si
Làm ra mặt thiệp nó thì nên duyên
Ai cũng mến là “thiên chi phó”
Bẩm sinh ra sẵn có mấy người
Ai tài thì cũng mặc ai
Lừa ngu chuyện nọ là bài dạy khôn
Gã lừa ấy đến hôn ông chủ
Nghĩ thầy ta há phụ không yêu!
Chó kia phỏng lớn bao nhiêu
Ông, bà bữa sớm bữa chiều cho ăn
Lại có lúc quá thân hôn hít
Lại có khi quấn quít xoa đầu
Trò vè phỏng có chi đâu
Chỉ giơ chiếc vó, gâu gâu một hồi
Đùa bỡn có thế thôi mà quý
Còn ta đây động tí thì đòn
Rầy ta há lại không khôn
Cũng là như rứa phỏng còn khó chi
Nhân thấy chủ đang khi đắc ý
Lừa ta bèn rủ rỉ đến bên
Móng chân cùn cụt đưa lên
Vuốt cằm ông chủ mà rên một hồi
Chủ vội thét: Lừa toi! Quái lạ!
Đem gậy đây, sửa gã một phen
Nói rồi cầm gậy đả liền
Để lừa rối rít như điên như cuồng
Thế là thôi hết tấn tuồng
Lừa mang xương thánh
Un baudet chargé de reliques
S’imagina qu’on l’adoroit :
Dans ce penser il se carroit,
Recevant comme siens l’encens et les cantiques.
Quelqu’un vit l’erreur, et lui dit :
Maître baudet, ôtez-vous de l’esprit
Une vanité si folle ;
Ce n’est pas vous, c’est l’idole
À qui cet honneur se rend,
Et que la gloire en est due.
D’un magistrat ignorant
C’est la robe qu’on salue.Dịch
Một con lừa lưng mang hòm sắc
Thấy người tôn đã chắc tôn ta
Vênh vang bộ mặt giở ra
Chấp lễ chấp bái như là thần đây
Có người kia lầm này biết ý
Bảo lừa: – Đừng nghĩ thế mà sai
Hợm đâu có hợm lạ đời!
Ai tôn đâu chú, chú đòi lên cân
Người lễ bái là cầu ông thánh
Sự anh linh uy mãnh của ngài
Quan mà dốt đặc vô tài
Thì dân lạy cái áo ngoài mà thôi
Lừa đội lốt sư tử
De la peau du Lion l’Âne s’étant vêtu
Etait craint partout à la ronde,
Et bien qu’Animal sans vertu,
Il faisait trembler tout le monde.
Un petit bout d’oreille échappé par malheur
Découvrit la fourbe et l’erreur.
Martin fit alors son office.
Ceux qui ne savaient pas la ruse et la malice
S’étonnaient de voir que Martin
Chassât les Lions au moulin.
Force gens font du bruit en France
Par qui cet apologue est rendu familier.
Un équipage cavalierDịch
Con lừa kia đội da sư tử
Khắp một vùng tưởng dữ đều kinh
Tuy rằng là vật đáng khinh
Mà ai cũng sợ oai linh con lừa
Rủi phải khi tai thò một mẩu
Lòi ngay ra điên đảo khi man
Chó kia chạy đuổi sủa ran
Làm cho ai nấy nổi cơn tức cười
Cách giả hình mấy người đã biết
Thấy mãnh sư chạy riết trong đồng
Thì ai cũng lấy lạ lùng
Mãnh sư để chó đuổi cùng thế nhưng?
Xét lắm kế lẫy lừng trong cõi
Cũng chẳng qua giả dối như lừa
Nghênh ngang hống hách gió mưa
Chẳng qua đội lốt để lừa người ngây
Trên đây, uct.edu.vn đã chia sẻ đến bạn những trang thơ dịch đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh. Qua đây, chúng ta thêm phần ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa cùng độ am hiểu ngôn ngữ xuất chúng của ông. Mời các bạn đón xem phần 4 vào một ngày gần nhất nhé! Thân Ái!
Xem Thêm: Nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh cùng những thi phẩm dịch vang danh phần 2
Tin cùng chuyên mục:
150+ Bài thơ thả thính Trai [Tuyệt Chiêu Tán Trai] Cực HOT
[HOT] 101+ bài thơ tỏ tình theo tên hay khiến Crush “đổ gục”
#199 Bài thơ tỏ tình Crush hay nhất làm “tan chảy” mọi trái tim
[Tuyển Tập] Thơ thả thính 2 câu Cưa Đổ Gái Xinh ngay từ lần đầu